Giới thiệu khái quát về Ngân hàng MHBBến Tre

Một phần của tài liệu nâng cao hoạt động marketing tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre (Trang 34 - 39)

6. ết K cấu của đề tài

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng MHBBến Tre

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của MHB Bến Tre

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Bến Tre

- Tên tiếng Anh: Housing Bank Of Mekong Delta - Branch of Bến Tre - Tên gọi tắt: MHB Bến Tre

- Địa điểm trụ sở chính: Số 59, Đại lộ Đồng Khởi, Phường 2, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Fax: 0753 814 787

- Slogan: Cho niềm vui tỏa khắp - Biểu trưng (Logo):

MHB Bến Tre thành lập theo quyết định số 36 2002 QĐ.NHN.HĐQT ngày 10 12 2002 “V v thành lập Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Bến Tre”. Ngân hàng MHB Bến Tre từng bước xây dựng thành 01 ngân hàng thương mại đa năng, với nhiệm vụ chủ yếu là cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn hiệu quả. MHB Bến Tre cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính của 01 ngân hàng hiện đại. Từ lúc thành lập đến nay, MHB Chi nhánh Bến Tre có 01 Trụ sở chi nhánh và 02 Phòng giao dịch trực thuộc. Tổng số cán bộ viên chức lao động trong đơn vị đến cuối năm 2014 là 72 người, trong đó nữ là 40 người, chiếm tỷ lệ 55,56%.

Ngày 20 7 2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia.

2.1.2Cơ cấu tổ chức, điều hành

Bộ máy quản lý của MHB Bến Tre được cấu trúc theo kiểu trực tuyến - chức năng. Người lãnh đạo chức năng không ra lệnh trực tiếp cho người thừa hành, chỉ nghiên cứu từng tình huống rồi đề xuất ý kiến tham mưu cho quản trị viên cấp cao

nhất. Tuy nhiên, cơ cấu này có nhược điểm là người lãnh đạo cao nhất phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với các bộ phận chức năng, do vậy quyết định thường phải tốn nhiều thời gian (xem phụ lục 1).

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB Bến Tre

Nguồn: MHB Bến Tre, 2014

2.1.3Sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng cung cấp tất cả các dịch vụ và thực hiện tất cả các hoạt động thông thường của ngân hàng thương như:

 Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước.

 Hoạt động tín dụng: Cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới hình thức các khoản vay; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, phát hành bảo lãnh ngân hàng, kể cả bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức và cá nhân đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngồi.

 Các dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ

 Và các dịch vụ.

2.1.4Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2014

11% 12%

10%

39% 21%

7%

MHB Agribank Vietinbank BIDV Sacombank NH khác

101,5 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 870 101,37 101 627 100,64 100,5 498 528 Tỷ đồng Tỷ lệ % 435 100,19 100,14 100,06 100 99,5 99 2010 2011 2012 2013 2014

Cuối năm 2014 MHB Bến Tre đã huy động được 870 tỷ đồng chiếm 7% tổng nguồn vốn huy động của tất cả các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Xem phụ lục 2, bảng 2.13)

Hình 2.2: Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014

Nguồn: NHNN tỉnh Bến Tre, 2014

Về công tác huy động vốn của MHB Bến Tre là khá tốt, đều tăng trưởng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014 nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Hội sở trung ương và Ban lãnh đạo chi nhánh, tăng cao nhất là năm 2014 chỉ đạt 101,37% so với năm 2013. (xem phụ lục 2, bảng 2.14)

Hình 2.3: Tình hình và tốc độ tăng trƣởng huy động vốn từ năm 2010 đến 2014

Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng (trong thực tế chỉ huy động loại kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bằng 3 tháng) chiếm tỷ trọng 64,44% trong tổng nguồn vốn huy động.

2.1.4.2 Cơng tác tín dụng - cho vay

Hình 2.4: Thị phần dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Bến Tre năm 2014 Nguồn: NHNN tỉnh Bến Tre, 2014

Đến cuối năm 2014 dư nợ tín dụng của MHB Bến Tre đạt 750 tỷ đồng với 2.572 khách hàng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng của tất cả các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Khách hàng vay vốn của MHB Bến Tre là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh gồm các ngành: xây dựng, thương mại dịch vụ, sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (xem phụ lục 2, bảng 2.15)

Hình 2.5: Tình hình dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ năm 2010 - 2014

Từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa cao và khơng đồng đều giữa các năm do nguồn vốn huy động tại địa phương có mức tăng trưởng nhưng chưa đá ứng đủ nhu cầu tín dụng (xem phụ lục 2, bảng 2.16).

2.1.4.3 Hoạt động của dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác:

Tổng doanh số thu dịch vụ của Ngân hàng MHB Bến Tre trong năm 2014 đạt 115 tỷ đồng, chiếm 2,7% so với thu dịch vụ ngân hàng toàn tỉnh, tăng 0,06% so với năm 2013 (xem phụ lục 2, bảng 2.18).

2.1.4.4 Hoạt động kinh doanh thẻ:

Năm 2014 MHB Bến Tre phát hành 1650 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ đang hoạt động lên 4.980 thẻ, Số dư bình quân 318 ngàn đồng thẻ. Hiện nay, thẻ MHB Bến Tre kém đa dạng, phong phú về chủng loại, chỉ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Visa, Master và thẻ tín dụng.

Mạng lưới hoạt động của MHB Bến Tre đến cuối năm 2014 còn khá mỏng chỉ 01 trụ sở chính và 02 phịng giao dịch và chỉ 04 máy ATM và 01 điểm chấp nhận thẻ (POS).

2.1.4.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Sau những năm có nhiều biến động, thị trường ngoại hối đã dần lấy lại sự ổn định, sức ép lên tỷ giá giảm đã củng cố lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư và công chúng vào đồng Việt Nam. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của MHB Bến Tre trong năm 2014 đạt 205 ngàn USD, tăng 5,13% so với năm 2013. Trong đó doanh số mua vào đạt 205 ngàn USD và doanh số bán ra đạt 205 ngàn USD (xem

phụ lục 2, bảng 2.17).

2.1.4.6 Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ Internet Banking: tính đến cuối năm 2014, số lượng khách hàng

đăng ký sử dụng đạt 120 khách hàng, tăng 65% so với 31 12 2013. Đây là dịch vụ mới so với khu vực nơng thơn do đó chưa có nhiều khách hàng có nhu cầu và thói quen sử dụng các tiện ích của dịch vụ ngân hàng tại nhà. Đồng thời tiện ích của Internet Banking chỉ dừng lại vấn tin tài khoản, sao kê giao dịch, in sổ phụ; chưa thực hiện chức năng chuyển tiền, gửi tiền,…nên còn nhiều hạn chế.

Dịch vụ Mobile Banking đến cuối năm 2014: 2.320 khách hàng đăng ký dịch

vụ, tăng 30,6% so với năm 2013.

2.1.4.7 Tổng kết kết quả kinh doanh về mặt tài chính:

Ngân hàng MHB Bến Tre là chi nhánh loại 1 trực thuộc MHB, tài chính được thực hiện theo cơ chế khốn tài chính và chỉ tiêu kế hoạch từ Ngân hàng cấp trên.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, tình hình tài chính của MHB Bến Tre tương đối ổn định đảm bảo được thu nhập cho nhân viên của chi nhánh và có thưởng theo năng suất hoạt động, hàng năm Hội sở MHB giao chỉ tiêu năm cho chi nhánh. Năm 2014 MHB Bến Tre đạt hầu hết các chỉ tiêu về huy động, dư nợ tín dụng và lợi nhuận (xem phụ lục 2, bảng 2.18).

Một phần của tài liệu nâng cao hoạt động marketing tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w