Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đƣợc cải chính.

Một phần của tài liệu DC ôn THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (Trang 86 - 89)

- Lòng ngƣời đổi thay:

3. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đƣợc cải chính.

- Ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, vừa về đến ngõ đã gọi con để chia quà.

- Ông khoe với mọi ngƣời cái tin cải chính, khoe ln nhà ơng bị Tây đốt, đốt nhẵn.

- Nhà bị đốt mà khoe, điều này trong hoàn cảnh của ông Hai rất hợp lý. Việc Tây đốt nhà ông đã chứng minh làng ông đã dững cảm chiến đấu chống quân thù.

- Khoe nhà bị Tây đốt là ông đã quên đi nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào sung sƣớng trong vẻ đẹp sức mạnh chung của làng quê đất nƣớc.

- > Tình u làng của ơng Hai đã mở rộng hịa quyện với tình u tổ quốc thật thiêng liêng sâu nặng.

Nhân vật ơng Hai.

* Ơng Hai là người nơng dân cần cù chất phác, tính tình xởi lởi, vui vẻ: Ơng hay lam hay làm, hay kể về làng…

* Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc gắn với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến.

+ Tự hào, hãnh diện về làng: thƣờng xuyên khoe làng cho đỡ nhớ, thƣờng xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em.

+ Quyết tâm kháng chiến, tin tƣởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ, không muốn rời làng đi tản cƣ.

+ Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: bẽ bàng, đau đớn; ông xấu hổ, tủi thân, lúc nào cũng lo lắng, chột dạ, nơm nớp; thù làng; trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng.

+ Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng đƣợc minh oan: mặt vui tƣơi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con; lật đật sang nhà ông Thứ, đi lên nhà trên, bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng.

-> Ơng Hai tiêu biểu cho hình ảnh ngƣời nơng dân Việt Nam u làng, tình u ấy gắn bó và thống nhất với tình u nƣớc và tình cảm kháng chiến trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

PHẦN III. BÀI TẬP

Câu 1: Nêu tình huống truyện và tác dụng của nó trong tác phẩm “làng” – Kim Lân?

Câu 2: Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng chợ Dầu" chẳng hạn. Từ nhan đề của

truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm?

Câu 3: Trong "Làng", Kim Lân có kể về ơng Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt

nhẵn. Chi tiết này dƣờng nhƣ vô lý. Ý kiến của em nhƣ thế nào? Ghi lại vắn tắt.

Câu 4: Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu

theo giặc đƣợc tả nhƣ sau:

“Ơng Hai vẫn trằn trọc khơng sao ngủ được. Ơng hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ơng lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng khơng thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở

87

gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ơng lão đập thình thịch. Ơng lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngồi…”

(Làng, Kim Lân)

a. Nếu lƣợc bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao?

b. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích).

Gợi ý

a. Nếu lƣợc bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật vẫn khơng thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn đƣợc miêu tả qua cử chỉ, hành động và độc thoại nội tâm. Nhƣng giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ ảnh hƣởng: tâm trạng lo lắng buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ơng Hai khơng rõ nữa, tốc độ phát triển nhân vật cũng nhanh hơn.

b. Bốn câu thơ có dùng câu hỏi diễn tả tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều là:

Buồn trông cửa bể chiều hơm,/ Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa,/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?

(Kiều ở lầu Ngưng Bích)

Câu 5: Phân tích đoạn:

- Thế nhà con ở đâu?

… - Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ:

Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ơng Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này nhƣ thế nào?

Câu 6: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hơm trước lại dội lên trong tâm trí ơng. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chun mơn khua kht ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…”

a. Nêu nội dung của đoạn văn?

b.Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì?

c. Có ý kiến cho rằng: Thành cơng trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu có chứa khởi ngữ

Gợi ý

a. Nội dung của đoạn văn: Sự giằng xé nội tâm của nhân vật ông Hai giữa việc quay về làng hay ở lại.

b. Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác dụng dấu ngoặc kép: Đánh dấu lời thoại trực tiếp.

c. Định hƣớng ý:

- Làm rõ tình yêu làng và tình u nƣớc của ơng Hai trƣớc và sau khi nghe tin làng Dầu theo giặc. - Trƣớc đây, tình yêu làng và tình u nƣớc hịa quyện trong nhau thì lúc này; ơng Hai buộc phải lựa chọn đau đớn giữa quê hƣơng và Tổ quốc, giữa nghĩa nƣớc với tình làng. Điều đó khơng đơn giản vì với ơng, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, khơng dễ gì vứt bỏ; cịn cách mạng là cứu cánh của gia đình ơng, giúp cho gia đình ơng thốt khỏi cuộc đời nơ lệ.

- Một cuộc xung đột nội tâm gay gắt giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nƣớc đã diễn ra ở ơng Hai. Ơng đã dứt khốt lựa chọn theo cách của mình: “Làng thì yêu thật, nhƣng làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nƣớc đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhƣ vậy, tình u làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng khơng thể mãnh liệt hơn tình u đất nƣớc. Đó là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của con ngƣời Việt Nam, khi sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tƣ để sống với tình cảm chung của cả cộng đồng, của cả dân tộc và đất nƣớc. Nhƣng dù đã xác định nhƣ thế, ơng vẫn khơng thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ơng càng xót đau, tủi hổ.

Câu 6: Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hƣơng, đất nƣớc ? Hãy nêu nét riêng

của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy.

88 * Truyện ngắn – thơ viết về tình cảm quê hƣơng: - Lòng yêu nƣớc – E - ren - bua

- Quê hƣơng – Đỗ Trung Quân - Quê hƣơng – Giang Nam - Quê hƣơng – Tế Hanh - Lao xao – Duy Khán

- Buổi học cuối cùng – Đô-đê

* Nét riêng của “Làng”:

- Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu q hƣơng đất nƣớc nhƣng ở đó tình cảm mới đơn thuần là tình u, chƣa mang tính khái qt, chƣa có tình huống rõ ràng để bộc lộ tình yêu ấy.

- Cịn ở truyện ngắn “Làng”, tình u làng ở ơng Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình.

- Tình u làng quê phải đƣợc đặt trong tình yêu nƣớc, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nƣớc đang bị xâm lƣợc và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.

- “Làng” có tình huống đƣợc xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lý. “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đƣờng và nhận đƣờng của nền văn hoá mới. Văn hoá kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến, cho niềm tin.

Câu 7: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ơng chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ơng ấy cho biết... cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tơi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Tồn là sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tơi rồi ơng chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Tồn là sai sự mục kích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác” (Kim Lân, Làng)

a) Đoạn trích trên kể về tình huống nào?

b) Tại sao tác giả lại để ơng Hai nói “sai sự mục đích”?

c) Cái tin“Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào?

d) Đối với ngƣời nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà ông Hai lại sung sƣớng hể hả khoe: “Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

a. Đoạn trích trên kể về tình huống làng chợ Dầu đƣợc cải chính, ơng Hai sang khoe với ơng Giáo về việc nhà ông bị Tây đốt.

b. Sai mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra là phải dùng từ “mục kích” (nhìn thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ơng Hai thích nói chữ nhƣng khơng dùng chính xác. Điều này cho ta thấy ngơn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngơn ngữ của nhân vật ơng Hai vừa có nét chung của ngƣời nơng dân vừa mang đậm cá tính của nhân vật rất sinh động.

c. Cách nói “Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hốn dụ - lấy làng để chỉ những ngƣời dân làng chợ Dầu.

d. Đối với ngƣời nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà ông Hai lại sung sƣớng hể hả khoe: “Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ”. Điều đó thể hiện tình u làng vơ cùng sâu sắc của ơng Hai. Ơng sung sƣớng, hả hê thơng báo tin “Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ” một cách tự hào nhƣ khoe về một chiến cơng. Hành động bình thƣờng nhƣng lại hồn tồn chân thực. Dƣờng nhƣ ơng coi đó là một đóng góp của kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng chợ Dầu, cái làng xứng đáng với niềm tự hào và tình yêu của ông. Tài sản riêng bị phá hủy nhƣng danh dự của làng đƣợc bảo toàn. Làng chợ Dầu vẫn là làng anh hùng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nƣớc của ngƣời dân Việt Nam trong kháng chiến.

TƢ LIỆU THAM KHẢO

VỀ NGÔN NGỮ CỦA NHÂN VẬT ƠNG HAI TRONG ĐOẠN TRÍCH “LÀNG” ĐOẠN TRÍCH “LÀNG”

89

Phân tích, tìm hiểu về nhân vật không thể không chú ý tới việc phân tích ngơn ngữ. Nói cách khác ngơn ngữ là một phƣơng tiện nghệ thuật để nhà văn khắc họa tính cách nhân vật.

Ngơn ngữ của nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Trong độc thoại có độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm (độc thoại không thành lời).

Bài 1:

Đoạn trích : “Có ngƣời hỏi:…………………….nhục nhã thế này”

Ngơn ngữ của ơng Hai trong đoạn trích trên?

Đối thoại: Hai lƣợt lời của hai ngƣời phụ nữ tản cƣ. Dấu hiệu:

- Có hai lƣợt lời qua lại.

- Nội dung của mỗi ngƣời đều hƣớng tới ngƣời tiếp chuyện.

- Hình thức thể hiện trong đoạn văn: hai lƣợt lời qua lại ứng với hai gạch đầu dòng.

Tác dụng của đối thoại:

Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có khơng khí nhƣ cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những ngƣời tản cƣ đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.

Độc thoại: Câu nói của ơng Hai: “Hà, nắng gớm, về nào…”. Đó là một lời độc thoại Dấu hiệu:

Dù ơng Hai có “chèm chẹp miệng, cƣời nhạt một tiếng, vƣơn vai nói to” thì đây cũng khơng phải là đối thoại.

- Nội dung không hƣớng tới một ngƣời tiếp chuyện cụ thể nào cả (nói giữa trời), cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai ngƣời phụ nữ tản cƣ đang trao đổi.

- Sau câu nói to của ơng Hai cũng chẳng có ai đáp lại. Thực ra ơng đang nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thốt lui.

Độc thoại nội tâm:

Những câu hỏi của ơng Hai: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị

người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là độc thoại nội tâm.

Dấu hiệu:

- Đây là những câu hỏi của ơng Hai hỏi chính mình, khơng phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn

ra trong suy nghĩ và tình cảm của ơng Hai.

- Những câu độc thoại nội tâm này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai trong những phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ơng theo giặc.

- Vì khơng thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên khơng có gạch đầu dịng.

Tác dụng của độc thoại và độc thoại nội tâm:

Độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa đƣợc sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tinh làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – của ông theo giặc.

Bài 2: Nhận xét về cuộc trị chuyện giữa hai vợ chồng ơng Hai

Cuộc trị chuyện giữa ơng Hai và ngƣời vợ:

Đây là cuộc đối thoại khơng bình thƣờng: có ba lƣợt lời trao (lời bà Hai) nhƣng chỉ có hai lời đáp. Tác dụng: tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật đƣợc tâm trạng chán chƣờng, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dƣới:

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng tơi vừa mới lên trên này cải chính, ơng ấy cho biết…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian mấy mà. Láo! Láo hết! Tồn là sự ai mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.

Một phần của tài liệu DC ôn THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)