I: Lương nhân viên
KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH TM&DV TÙNG GIANG
3.2.2.5 Hoàn thiện về kế toán toán quản trị đối với doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh...
- Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại.
- Kế toán các nguồn vốn, các khoản vay, các khoản nợ phải thu, phải trả... theo chủ thể và từng loại.
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp thiết kế chi tiết hoá các tài khoản kế toán cho phù hợp.
3.2.2.5 Hoàn thiện về kế toán toán quản trị đối với doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh kết quả kinh doanh
* Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán tại đơn vị chưa đáp ứng được triệt để nhu cầu về lập báo cáo quản trị cũng như sử dụng thông tin trên báo cáo quản trị để ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên việc thay thế phần mềm là ý tưởng khó thực hiện vì công tác thay thế khá tốn kém và mất nhiều thời gian chưa kể việc chuyển giao số liệu giữa phần mềm cũ và phần mềm mới. Vì vậy, hạn chế kế toán quản trị xuất phát từ hạn chế về phần mềm kế toán có thể coi là hạn chế khách quan của doanh nghiệp, đối với hạn chế khách quan, doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng các biện pháp làm giảm ảnh hưởng hoặc phụ thuộc của hạn chế tới hoạt động của mình. Cụ thể trong trường hợp tại Công ty, phương án xử lý thích hợp nhất là Công ty thực hiện mở mã khai báo bổ sung để sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu khi xác định các yếu tố ảnh hưởng về giá. Đồng thời Công ty có thể chủ động kết xuất dữ liệu lập báo cáo quản trị, thực hiện rút ngắn thời gian định kỳ lập
báo cáo quản trị để có được tiêu chí so sánh kịp thời và đúng đắn nhất của các yếu tố ảnh hưởng về giá, từ đó nhìn nhận được những biến động theo chu kỳ kinh doanh, theo thay đổi của yếu tố thị trường đầu vào.
* Phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp.
Để phục vụ cho kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tùng Giang nên phân chi phí sản xuất, kinh doanh theo các tiêu thức sau:
+ Chi phí khả biến; + Chi phí bất biến;
Mỗi khoản mục chi phí doanh nghiệp đã mở một mã riêng như 6411, 6412, 6413...để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp có thể mở mã chi tiết cho từng tiểu khoản như: 64112:“KPCĐ”, 64113:“BHXH”, 64114 “BHYT”...Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong việc phân loại chi phí nào là biến phí, định phí. Dưới đây là bảng phân loại biến phí, định phí.
Kế toán trưởng thực hiện công tác nhặt chi phí theo tiêu thức phân loại biến phí, định phí để lập báo cáo kết quả dạng lãi trên biến phí của quý 2 như sau:
Bảng kết quả dạng lãi trên biến phí của quý 2/2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Tổng số tiền
Doanh thu thuần 7.875.347.411
Biến phí 6.882.032.032
• Giá vốn hàng bán 5.682.063.157
• Chi phí tài chính 116.576.914
• Chi phí bán hàng 412.207.253
+ Chi phí nhân viên bán hàng 186.965.269
+ Chi phí vật liệu bao bì 45.125.690
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài 90.675.246
+ Chi phí bằng tiền khác 89.441.048
• Chi phí quản lý doanh nghiệp 671.184.708
+ Chi phí nhân viên quản lý 521.756.982
+ Chi phí thuế, phí, lệ phí 2.150.246
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài 67.036.908
+ Chi phí bằng tiền khác 80.240.572
Lói trên biến phí 993.315.379
Định phí 176.663.624
Chi phí khấu hao TCSĐ ở bộ phận bán hàng 80.001.960 Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 96.661.664
Lợi nhuận trước thuế 816.651.755
Qua bảng kết quả dạng lãi trên biến phí doanh nghiệp có thể xác định được chi phí biến đổi trong kỳ là bao nhiêu, tăng so với năm trước là do đâu. Từ đó sẽ xác định được điểm hòa vốn của từng loại hàng hóa hay điểm hòa vốn chung của các mặt hàng. Ban lãnh đạo Công ty sẽ dựa vào đó để ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.
* Bộ phận làm kế toán quản trị:
Như đã trình bày, Công ty không có bộ phận độc lập thực hiện lập báo cáo quản trị, việc lập báo cáo quản trị do Kế toán trưởng tại Công ty thực hiện, đây là nhược điểm về tính khách quan trong phản ánh thông tin xuất phát từ hạn chế nguồn lực con người. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể xem xét việc bổ sung thêm bộ phận kế toán quản trị để phục vụ tốt cho yêu cầu cung cấp thông tin một cách hiệu quả và tin cậy.
Yêu cầu của người làm quản trị như sau:
Công ty cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.
Nếu Công ty có phương án tổ chức một bộ phận kế toán quản trị tách biệt riêng với bộ phận kế toán tài chính thì người làm kế toán quản trị phải có tiêu chuẩn, có quyền và trách nhiệm sau:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. * Quyền hạn của người làm kế toán quản trị
Người làm kế toán quản trị có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, hoặc thống kê; có quyền chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất.
* Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị
Người làm kế toán quản trị có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên
làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới. Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.
KẾT LUẬN
Với tư cách là công cụ ghi chép phản ánh thông tin và hỗ trợ quản lý, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, tổ chức hệ thống thông tin hữu ích cung cấp cho các quyết định kinh tế của các doanh nghiệp, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết với hoạt động tài chính doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là trong doanh nghiệp thương mại, thực hiện tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, từ đó góp phần nâng cao năng lực kinh doanh, khẳng định uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nước ta phải nỗ lực phấn đấu bằng chính năng lực của mình. Muốn đạt được điều đó thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng càng phải được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý tài chính hiệu quả của doanh nghiệp.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tùng Giang em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty, mặc dù thời gian không dài nhưng qua đó em có thể nhận thấy công tác kế toán của công ty có nhiều điểm mạnh cần được phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thiếu sót cần phải khắc phục. Với mong muốn
tìm ra những giải pháp để khắc phục cho những thiếu sót trong công tác kế toán nói chung và bộ phận kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp cho công tác kế toán tại công ty.
Mặc dù đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức và tìm hiểu thực tế tình hình kinh doanh của công ty, song luận văn tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo đã hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thành viên trong phòng kế toán và toàn thể nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tùng Giang đã tạo điều kiện cho em rất nhiều trong việc tiến hành tìm hiểu về công tác kế toán của công ty.
Em xin chân thành cám ơn!