Tổ chức thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ tùng giang (Trang 29 - 31)

Sơ đồ tài khoản theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Sơ đồ 2)

1.4 Tổ chức thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

công tác quản lý doanh nghiệp

Thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là thông tin mà các nhà quản trị trong doanh nghiệp luôn đặc biệt quan tâm bởi đó là kết quả cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thể hiện những quyết định và chính sách mà doanh nghiệp đã đề ra có phù hợp, đúng đắn và thu được kết quả như mong đợi hay không. Điều đó giải thích vì sao song song với công tác kế toán tài chính, doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng công tác kế toán quản trị phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp một cách tôt nhất.

Kế toán quản trị về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như: Chi phí của từng bộ phận

(trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.

Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị. Vì vậy,việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp đối với công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có các yêu cầu sau:

- Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, sản phẩm…;

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định;

- Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính;

- Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện.

Nguyên tắc của kế toán quản trị đối với công tác bán hàng và xác định kết quả như sau:

- Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn.

- Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá bán trong điều kiện cạnh tranh) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá vốn hàng mua, căn cứ vào biến phí trong giá vốn hàng mua toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...).

- Doanh nghiệp căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ tùng giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w