8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Từ lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi và thực tiễn triển khai quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau với những thành tựu và hạn chế, những yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ; trong giới hạn cho phép, luận văn chỉ đi sâu vào một số vấn đề cụ thể hoàn thiện thêm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Những nguyên tắc cần lưu ý sau đây:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Các biện pháp quản lý HĐGD KNGT được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Căn cứ vào quan điểm đổi mới chương trình giáo dục nói chung, GDMN nói riêng. Căn cứ thơng tư số 23/2010/TT- BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi thì Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong nhóm các kỹ năng dùng lời nói, kỹ năng hiểu từ, kỹ năng sử dụng quy tắc trong giao tiếp ứng xử.
Các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác GD KNGT cho trẻ, bằng cách vận dụng tối đa hệ thống các yêu cầu cơ bản của mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức và các năng lực cần đạt được của trẻ.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
Muốn các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính khả thi cần chú ý đến tính khách quan của chúng. Đây vừa là đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là tiêu
chuẩn phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học khơng chấp nhận sự cảm tính, vội vã. Các kết quả phải được kiểm chứng lại xem nó có thể khác được khơng, nếu kết quả là đúng thì đúng trong điều kiện nào, đúng được bao nhiêu phần trăm, phương pháp nào làm cho kết quả tốt hơn và phải luôn cố gắng để xây dựng được những biện pháp tối ưu nhất. Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của ban giám hiệu các nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người quản lý. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, chính xác với các bước tiến hành cụ thể, dễ làm, dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tiễn và có tính khả thi.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi những biện pháp đề xuất phải được được tổng kết từ thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống, đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn quản lý từ đó đúc kết thành các biện pháp có tính thực tiễn.
Các biện pháp được đề xuất phải thực sự thiết thực, có tác động mạnh mẽ và tích cực, tạo ra động lực cho giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường mầm non tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng các biện pháp này vào thực tế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi của chính mình.
Chúng tơi ln nỗ lực để đảm bảo các biện pháp này sau khi được áp dụng vào thực tế giáo dục tại các trường mầm non phải phát huy được hiệu quả thực sự của nó. Mặc dù, để đạt được hiệu quả thực sự không phải dễ dàng, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các biện pháp này là tương đối cao. Nếu có sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cộng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện, đầu tư của các cấp lãnh đạo thì nhất định sẽ thành cơng tác biện pháp được đề xuất dưới đây sẽ phát huy tính hiệu quả trong cơng tác giáo dục phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau.
Các biện pháp phải được cụ thể hóa đường lối phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước, phải phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định, định hướng giáo dục theo chiến lược phát triển giáo dục mầm non hiện nay. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp và phải giúp cho các nhà quản lý triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lý của mình.
3.1.4 Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống
Các thành tố của HĐGD KNGT (bao gồm: mục tiêu GD KNGT, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện, nhà giáo dục, trẻ và kết quả giáo dục) và các thành tố
của quản lý HĐGD KNGT (mục đích, nội dung, phương pháp, chủ thể, đối tượng). Các biện pháp phải đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải đi tới thống nhất một chương trình hành động chung mà trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng. Trong chương trình đó cần chỉ rõ nhiệm vụ, nội dung cơng việc, khả năng đóng góp, thời gian thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để mỗi lực lượng giáo dục chủ động được phần việc của mình, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện và đạt được mục tiêu GD KNGT.
Tính đồng bộ của việc quản lý HĐGD KNGT thể hiện ở mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp với nhau. Biện pháp này là cơ sở để thực hiện biện pháp kia. Để đảm bảo nguyên tắc này, khi tiến hành xây dựng biện pháp quản lý công tác GD KNGT, nhà quản lý cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp. Chỉ khi thực hiện đồng bộ thì mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGD KNGT cho trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.