Quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 35 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở

1.4.2. Quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Dựa vào các chức năng quản lý, người hiệu trưởng quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non như sau:

a. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Lập kế hoạch là dự kiến trước những công việc cần phải làm, thời gian phải thực hiện, nguồn lực có thể huy động và kết quả cần đạt được. Bản chất của kế hoạch là chương trình hành động đã được sắp xếp theo một logic hợp lý. Lập kế hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với cơng tác quản lý, là một biện pháp chỉ đạo chủ yếu giúp cán bộ quản lý hình dung rõ ràng, đầy đủ mọi công việc cần phải làm để chủ động điều hành. Lập kế hoạch giúp hiệu trưởng ứng phó được với sự bất định của các yếu tố chi

phối quá trình tiến tới mục tiêu, lường trước được các biến cố có thể xảy ra và phương thức xử lý chúng. Như vậy, Kế hoạch cho phép nhà quản lý tìm được cách tốt nhất để đạt được mục tiêu trong vơ vàng cách có thể… của Phạm Thị Châu[10]

Trong cơng tác quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thì việc lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi để đạt được mục tiêu hình thành và giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc sử dụng các hành động, các nguồn lực đã có và khai thác trong và ngoài trường mầm non. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ trong nhà trường.

Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, dựa trên tình hình cụ thể của trường hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn năm học và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chun mơn và kế hoạch của nhóm, lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lí và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong công tác lập kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở TMN, hiệu trưởng trường mầm non tiến hành các công việc sau:

+ Xác định mục tiêu, nội dung của HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non. Hiệu trưởng căn cứ vào Chương trình GDMN và Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để xác định mục tiêu GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi của trường.

+ Xác định nội dung, chương trình GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi (tập trung vào các kĩ năng lắng nghe, thảo luận, phân công công việc hợp lý, chia sẻ, phối hợp hành động, giải quyết xung đột), bao gồm:

1) Xác định các nội dung GD KNGT được thực hiện trong giờ học: xác định các nội dung cụ thể của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như được lồng ghép ở các lĩnh vực khác.

2) Xác định các nội dung GD KNGT được lồng ghép trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, gồm các hoạt động: vui chơi, lao động, ăn - ngủ - vệ sinh, tham quan, lễ hội, ngoại khóa.

3) Xác định nội dung GD KNGT trong việc tổ chức các chuyên đề GD KNGT, trong các hoạt động trao đổi, giao lưu giữa các trường về GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi và giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi tiến hành trong thời gian qua. Khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức HĐGD KNGT trong phạm vi TMN, địa phương, vùng, quốc gia; từ đó chỉ ra những điều đã làm được và những hạn chế cần khắc phục về: Mục tiêu, nội dung, hình thức,

phương pháp, các điều kiện thực hiện; trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL, GV, nhân viên, cha mẹ HS và của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường về GD KNGT; trình độ KNGT của trẻ 5 – 6 tuổi và sự phối hợp các lực lượng giáo dục.

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ.

Xây dựng kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi theo các hình thức: kế hoạch dạy nội dung GD KNGT trong dạy học ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như được lồng ghép ở các lĩnh vực khác, kế hoạch tổ chức các chuyên đề GD KNGT, kế hoạch giao lưu và thi tài GD KNGT.

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho HĐGD KNGT trong nhà trường. Thời gian cho hoạt động dạy học KNGT, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng ghép nội dung GD KNGT. Dự trù kinh phí cho HĐGD KNGT theo từng năm học, kinh phí cho từng hình thức giáo dục, cho từng hoạt động cụ thể. Thống kê các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng giáo dục cần thiết cho HĐGD KNGT nói chung và cho các hình thức, hoạt động cụ thể.

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường mầm non đối với HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Hiệu trưởng xác định các lực lượng giáo dục trong nhà trường và nhiệm vụ tương ứng. Các lực lượng giáo dục trong trường bao gồm: BGH, Chi bộ, Cơng đồn, GV, nhân viên y tế, hành chính, thư viện, bảo mẫu, lao cơng; Xác định các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường và nhiệm vụ tương ứng: Cha mẹ trẻ, các cơ quan, tổ chức xã hội.

Xác định tiêu chí đánh giá HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hiệu trưởng soạn thảo quy trình kiểm tra, đánh giá HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Soạn thảo tiêu chí đánh giá việc dạy học KNGT, các hoạt động giáo dục có lồng ghép nội dung GD KNGT, việc tổ chức chuyên đề GD KNGT cho trẻ.

Trên cơ sở bản kế hoạch giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non, hiệu trưởng cùng với BGH chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên dạy các lớp 5 – 6 tuổi từng hoạt động cụ thể dựa trên bản kế hoạch chung. Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chương trình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong giáo dục KNGT cho trẻ. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động với tính chất chỉ dẫn, khơng phải là khuôn mẫu. Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động KNGT, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai.

hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn soạn thảo ra quy trình kiểm tra, đánh giá thông qua hoạt động dạy học KNGT, các hoạt động giáo dục có lồng ghép giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong TMN. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục.

b. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Trong một chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn thực hiện những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bước đưa hệ quản lý tới mục tiêu mong muốn. tổ chức chặt chẽ cho phép các cá nhân góp phần tốt nhất vào việc thực hiện mục tiêu chung, hoạt động của bộ máy sẽ đạt hiệu quả cao nhất của Phạm Thị Châu [10]

Tổ chức bộ máy nhân sự HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong TMN là xác định các bộ phận nhân sự và các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhân sự trong TMN tham gia giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Ở đây, việc tổ chức cần phải đảm bảo một cách chặt chẽ khoa học sẽ cho phép các thành viên trong nhà trường từ cán bộ quản lý đến GV đóng góp có hiệu quả nhất vào HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nội dung công tác tổ chức HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở TMN, hiệu trưởng tiến hành các công việc sau:

Xác định các bộ phận trong TMN tham gia HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chun mơn và giáo viên, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Hiệu trưởng rà sốt trình độ, năng lực và phẩm chất của giáo viên trong trường và lựa chọn những GV có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết về GD KNGT làm lực lượng nòng cốt. Lực lượng này đi tiên phong trong các hoạt động dạy học và giáo dục KNGT. Ưu tiên bồi dưỡng thường xuyên cho lực lượng này.

Xây dựng mối quan hệ phối hợp: Hiệu trưởng nhấn mạnh ý thức trách nhiệm trong cơng việc của từng khối, tổ, phịng ban, bộ phận và các cá nhân trong từng tập thể thông qua các cuộc họp. Giải thích ý nghĩa của sự phối hợp giữa các khối, tổ, phòng ban, bộ phận trong trường và giữa các cá nhân trong cùng một khối, tổ, phòng ban, bộ phận khi thực hiện nhiệm vụ GD KNGT. Hiệu trưởng hướng dẫn phương pháp phối hợp, giám sát và đánh giá sự phối hợp.

Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi: bộ phận chỉ đạo (ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyên mơn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (GV dạy các lớp 5 – 6 tuổi trong nhà TMN), trẻ 5 - 6 tuổi thực hiện các yêu cầu giáo dục KNGT do nhà giáo dục đề ra. Hiệu trưởng quản lý phó hiệu trưởng và quản lý chung, huy động

các nguồn lực, quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục. Phó hiệu trưởng quản lý tổ trưởng chuyên môn trong các hoạt động và nhiệm vụ GD KNGT. Tổ trưởng chuyên môn quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục KNGT của các GV trong khối, trong trường. Các tổ chức, đoàn thể, nhân viên có nhiệm vụ phối hợp với BGH quản lý HĐGD KNGT cho trẻ. GV trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục KNGT. Cha mẹ trẻ phối hợp với BGH và GV trong các hoạt động dạy học và giáo dục KNGT. Trẻ thực hiện các yêu cầu GD KNGT do nhà giáo dục đề ra.

Ban hành quy định về tổ chức, thực hiện HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. BGH nghiên cứu, họp bàn và thống nhất các quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các lực lượng giáo dục về công tác GD KNGT. Tham khảo ý kiến cấp trên và các đối tượng liên quan về các quy định. Ban hành các quy định về nhiệm vụ, quyền lợi của các lực lượng giáo dục khi tham gia HĐGD KNGT.

Tổ chức triển khai, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV dạy các lớp 5 – 6 tuổi thực hiện kế hoạch giáo dục KNGT cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của từng cá nhân trẻ, từng lớp, từng khối và đặc điểm của trường. Trên cơ sở của kế hoạch chung về HĐGD KNGT cho trẻ toàn trường theo từng năm học, BGH tổ chức triển khai, hướng dẫn cho các lực lượng giáo dục được biết và thông hiểu. Tổ trưởng chuyên môn phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch cho GV. Trưởng phòng ban, bộ phận phổ biến và hướng dẫn cho nhân viên.

Tạo điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi của nhà trường, CBQL thường xuyên quan sát và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của GV, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bàn bạc và thống nhất cách thức hỗ trợ họ khi cần thiết.

c. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

non

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ q trình quản lý. Chỉ đạo là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi công việc nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị giáo dục vận hành thuận lợi, diễn ra có kỷ cương và trật tự. Với ý nghĩa đó, chỉ đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đặt mục tiêu chung của hệ thống, ứng biến kế hoạch thành hiện thực của Phạm Thị Châu[10]

Chỉ đạo HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở TMN là quá trình mà hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục KNGT, động viên các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục giáo dục KNGT thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi, hình thành được

các KNGT cần thiết cho trẻ trong TMN. Nội dung chỉ đạo HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi của hiệu trưởng trường MN bao gồm:

Ra các quyết định về HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong TMN. Hiệu trưởng ra các quyết định thực hiện kế hoạch: quyết định về thực hiện kế hoạch chung, quyết định thành lập Ban chỉ đạo, quyết định phân công công việc, quyết định thực hiện các chương trình GD KNGT, quyết định cử đi học tập nâng cao trình độ, quyết định khen thưởng.

Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng giáo dục và tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm về GD KNGT. Tìm hiểu nhu cầu nâng cao trình độ của các lực lượng giáo dục về GD KNGT cho trẻ. Xác định mục đích, nội dung, hình thức, điều kiện tập huấn, bồi dưỡng. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và đánh giá chất lượng tập huấn, bồi dưỡng. Sử dụng các lực lượng giáo dục đã được bồi dưỡng, tập huấn làm nòng cốt trong HĐGD KNGT cho trẻ. Hiệu trưởng tổ chức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường khác tại địa phương về HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi và tổ chức thi đua GD KNGT cho trẻ.

Tổ chức thực hiện các nội dung của HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Theo dõi, đôn đốc, động viên GV, nhân viên, cha mẹ trẻ, giám sát, thúc đẩy, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. BGH dự giờ các tiết dạy có nội dung GD KNGT, tham dự các hoạt động có lồng ghép nội dung GD KNGT. Tổ chức họp, trao đổi, rút kinh nghiệm. Theo dõi, đôn đốc, động viên GV, NV, cha mẹ trẻ thực hiện đúng kế hoạch. Xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhà giáo dục có thể tổ chức các hình thức như lên chuyên đề, dự giờ các giờ học có nội dung giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi giữa các lớp, các trường với nhau; GV có thể tham dự, tham quan học tập, rút kinh nghiệm trong HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp của mình.

Chỉ đạo các lực lượng giáo dục báo cáo thông tin về HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Xây dựng và phổ biến cho các lực lượng giáo dục biết các quy định về báo cáo tình hình và kết quả thực hiện hoạt động dạy học có nội dung GD KNGT, các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung GD KNGT. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện HĐGD KNGT cho trẻ với cấp trên. Trao đổi các thông tin về HĐGD KNGT giữa các bộ phận trong trường, giữa các trường, các địa phương, các vùng trong nước.

Phát động phong trào, khuyến khích GV thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và đạt được hiệu quả so với kế hoạch đã đề ra. Tổng kết việc thực hiện kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Hiệu trưởng lập kế hoạch và tổ chức các phong trào thi đua

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)