Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

2.3.4. Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường

trường mầm non

Bảng 2.10: Mức độ thực hiện và mức độ ĐƯYC của việc sử dụng các hình thức GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau

TT

Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp

Mức độ Thứ bậc Mức độ Thứ bậc Thực hiện ĐƯYC TX ĐTB ĐƯ ĐTB (%) Đủ YC(%) 1 Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động học.

70,8 2,70 2 70,8 2,70 2

2

Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường thông qua hoạt động vui chơi.

75,4 2,75 1 75,4 2,75 1

3

Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường thông qua hoạt động lao động.

66,8 2,66 4 68,2 2,68 3

4

Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.

67,5 2,67 3 66,2 2,66 4

5

Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan

52,9 2,52 5 51,6 2,51 5

Kết quả từ Bảng 2.10 cho thấy:

Các hình thức GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi được các trường mầm non công lập tại TPCM thực hiện ở mức thường xuyên và mức độ ĐƯYC với ĐTB chung = 2,66, TX = 66,6%, mức độ ĐƯ đủ YC = 66,4%. Hai hình thức “Giáo dục KNGT thơng qua

hoạt động vui chơi; Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non thông qua hoạt động học” được nhiều CBQL, GV lựa chọn nhất với tương đồng với nhau đều đạt

ĐTB là 2,75 và 2,70. Trong hai hình thức kể trên thì ở hoạt động vui chơi của trẻ chiếm ưu thế hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trong khi chơi ở lớp hay ngồi trời trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm kinh nghiệm của bản thân, môi trường chơi là thế giới thu nhỏ mà trẻ là trung tâm, GV là người tạo môi trường cũng như uốn nắn những kinh nghiệm sống cho trẻ. Hình thức này thường được các nhà quản lý chỉ đạo trực tiếp HĐGD KNGT trong tập thể. Tuy nhiên, ở hai hình thức này cũng có nhược điểm là tạo ra đứa trẻ có nhiều kinh nghiệm sống khi và chỉ khi bản thân GV chú trọng, quan tâm đến các HĐGD KNGT cho trẻ. Ở hoạt động học cũng vậy, để hướng dẫn trẻ thêm một kỹ năng mới dựa trên những kỹ năng đã học GV phải lựa chọn những kỹ năng đơn giản, gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, với kinh nghiệm của trẻ để trẻ có thể ứng dụng trong cuộc sống tạo thành thói quen. Tuy nhiên, trong thực tế các trường công lập với áp lực về số lượng trẻ, năng lực bản thân, chương trình dạy, sự am hiểu của cha mẹ trẻ mà GV thường bỏ qua vấn đề này. Các hình thức cịn lại là “Giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; thông qua hoạt động lao động; thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan” có ĐTB gần nhau giao động trong khoản từ

2,52 đến 2,67 và tỷ lệ % ý kiến về mức độ thực hiện từ 52,9 – 67,5%. Bên cạnh đó, ĐTB và tỷ lệ % ý kiến về mức độ ĐƯYC cũng được xếp tương ứng ĐTB từ 2,51 đến 2,66 và 51,6 đến 66,2%. Điều này cho thấy phần lớn GV chỉ quan tâm, chú trọng thực hiện HĐGD KNGT cho trẻ ở hoạt động học và hoạt động vui chơi mà quên đi đối với việc dạy trẻ mầm non thì hoạt động nào cũng là giờ học. Điều này cũng chứng tỏ GV chưa chú trọng cao đến các hoạt động này. Đặc biệt là hình thức giáo dục KNGT thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan được các CBQL và GV đánh giá việc thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng với ĐTB = 2,52 và chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu ĐTB = 2,51.

Qua quan sát cũng như phỏng vấn ở PPV GV03 như sau:“Ở hình thức giáo dục

KNGT thơng qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan này, nhiều trường chưa có kế hoạch cụ thể, cịn lúng túng trong việc chọn chủ đề, chọn thực hiện, cịn mang tâm lí đối phó, theo phong trào và bề nổi”. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải điều

Nhìn chung HĐGD KNGT được lồng ghép thơng qua các hình thức hoạt động trong ngày của trẻ được thực hiện thường xuyên và đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Tuy nhiên, hình thức giáo dục KNGT thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan chưa được chú trọng, thể hiện hết vai trò của HĐGD KNGT, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thơng đã được triển khai thực hiện, hình thức giáo dục trẻ thông qua các chuyên đề, lễ hội, tham quan được gọi là hoạt động trải nghiệm. Đây là một hình thức rất quan trọng trong việc giáo dục các KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi, giai đoạn rất quan trọng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chính vì thế mà việc sử dụng các hình thức GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận theo hướng cùng tham gia, lấy trẻ làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của trẻ, cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, tập luyện để dẫn đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm sâu sắc hơn.

2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.11: Mức độ thực hiện và mức độ ĐƯYC của việc sử dụng các điều kiện tổ chức GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau

TT Điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp

Mức độ Thứ bậc Mức độ Thứ bậc Thực hiện ĐƯYC TX ĐTB ĐƯ đủ ĐTB (%) YC(%) 1

Môi trường tinh thần cho giáo dục có tính thân thiện, cơng tác và khuyến khích sự tự chủ của giáo viên

75,4 2,75 2 76,1 2,76 2

2

Mơi trường vật chất được thiết kế an tồn, thân thiện, có tính giáo dục. Hệ thống cơ sở phối hợp được tạo lập.

52,9 2,52 5 51,6 2,51 5

3

Trang thiết bị, Tài liệu phục vụ giáo dục được trang bị đáp ứng yêu cầu giáo dục và đổi mới giáo dục

67,5 2,67 4 66,2 2,66 4

TT Điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp

Mức độ Thứ bậc Mức độ Thứ bậc Thực hiện ĐƯYC TX ĐTB ĐƯ đủ ĐTB (%) YC(%)

định đảm bảo các yêu cầu chi phí của giáo dục

5

Các chính sách nội bộ được xây dựng có tinh thần khuyến khích,ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên, lực lượng giáo dục có thành tích trong cơng tác giáo dục trẻ.

78,1 2,78 1 78,1 2,78 1

Trung bình chung 68,9 2,68 68,7 2,68

Kết quả từ Bảng 2.11 cho thấy:

Các điều kiện GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi được các trường mầm non công lập tại TPCM thực hiện ở mức thường xuyên và mức độ ĐƯYC với ĐTB chung = 2,68, TX = 68,9%, mức độ ĐƯ đủ YC = 68,7%. Điều kiện“Các chính sách nội bộ được xây

dựng có tinh thần khuyến khích,ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên, lực lượng giáo dục có thành tích trong cơng tác giáo dục trẻ” được nhiều CBQL, GV lựa chọn nhất với

tương đồng với mức độ đáp ứng yêu cầu cũng đạt ĐTB chung = 2,78; TX = 78,1%. Trong đó “Mơi trường tinh thần cho giáo dục có tính thân thiện, cơng tác và khuyến

khích sự tự chủ của giáo viên” cũng được chọn thứ 2 với mức thường xuyên với ĐTB

= 2,75; TX = 75,4%,

Các điều kiện còn lại là giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non thông qua. “Môi trường vật chất được thiết kế an tồn, thân thiện, có tính giáo dục. Hệ thống cơ sở phối hợp được tạo lập; trang thiết bị, tài liệu phục vụ giáo dục được trang bị đáp ứng yêu cầu giáo dục và đổi mới giáo dục” có ĐTB gần nhau giao động trong

khoản từ 2,52 đến 2,67 và tỷ lệ % ý kiến về mức độ thực hiện từ 52,9 – 62,5%. Bên cạnh đó, ĐTB và tỷ lệ % ý kiến về mức độ ĐƯYC cũng được xếp tương ứng từ 2,51 đến 2,66 và 51,6 đến 66,2%. Điều này cho thấy phần lớn GV chỉ nhận được về mặt tinh thần còn điều kiện về vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa chú trọng cao đến các điều kiện này. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải điều chỉnh để HĐGD KNGT đạt được hiệu quả tốt.

Nhìn chung HĐGD KNGT được lồng ghép thông qua các điều kiện hoạt động được thực hiện thường xuyên và đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Tuy nhiên, điều kiện vật chất giáo dục chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục trẻ mầm non. Đây là một điều kiện rất quan trọng trong việc giáo dục các KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi, giai đoạn rất quan trọng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chính vì thế mà việc sử dụng các điều kiện tổ chức GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận theo hướng cùng tham gia, lấy trẻ làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của trẻ, cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, tập luyện để dẫn đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)