8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính
1.2.2. Chất lượng giáo dục
1.2.2.1. Chất lượng
Khái niệm chất lượng được hầu hết các nhà xây dựng chăm sóc giáo dục, quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục đồng thuận và sử dụng rộng rãi là “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm về chất lượng luôn gắn với việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ và chất lượng thường được đánh giá bằng sự hài lòng của khách hàng.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, hiện nay trên thế giới có 06 quan điểm về chất lượng giáo dục như sau:
- Chất lượng được đánh giá “đầu vào”: Theo quan điểm này, một trường ĐH có chất lượng cao nếu tuyển được nhiều sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, có cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, theo quan điểm này sẽ khó giải thích trường hợp một trường ĐH có nguồn lực dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo hiệu quả.
- Chất lượng được đánh giá “đầu ra”: Trường đại học có chất lượng cao nếu đào tạo được nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, thực hiện được nhiều cơng trình khoa học có giá trị, nhiều khóa học thu hút người học… Trên thực tế, quan điểm này chưa hồn tồn phù hợp vì một trường có khả năng tiếp nhận các sinh viên xuất sắc, khơng có nghĩa là sinh viên của họ sẽ tốt nghiệp đều xuất sắc. Hơn thế nữa, các đánh giá đầu ra của các trường rất khác nhau.
- Chất lượng được giáo dục bằng “giá trị gia tăng”: Trường đại học có chất lượng cao nếu tạo được sự khác biệt lớn trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân sinh viên sau quá trình đào tạo tại trường. Điểm hạn chế của quan điểm này là khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó.
- Chất lượng cũng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”: Một trường đại học có chất lượng cao nếu có đội ngũ cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học có uy tín lớn. Tuy nhiên, điểm yếu của quan điểm này là ở chỗ, liệu có thể đánh giá được năng lực
chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.
- Chất lượng được đánh giá bằng “văn bản tổ chức riêng”: Trường đại học có chất lượng cao nếu có được một truyền thống tốt đẹp về hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học.
- Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm tốn”: Trường đại học có chất lượng cao nếu kết quả kiểm toán chất lượng cho thấy nhà trường có thu thập đủ thơng tin cần thiết, sự hợp lý và hiệu quả của quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng. Điểm yếu của quan điểm này là sẽ khó lý giải những trường hợp khi một cơ sở đại học có đầy đủ phương tiện thu thập thơng tin, song vẫn có những quyết định chưa phải là tối ưu.
Theo tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Quốc tế (IQAAHE International Network Quality Assuaance Agencies in Higher Eduction) đã đưa ra định nghĩa về chất lượng giáo dục là tuân theo các chuẩn quy định và đạt được các mục tiêu đề ra.
Tóm lại, tuy có sự khác nhau về định nghĩa chất lượng, khái niệm chất lượng được hầu hết các nhà xây dựng chính sách giáo dục, quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục đồng thuận và sử dụng rộng rãi là “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”.
1.2.2.2. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. Lĩnh vực giáo dục đào tạo từ lâu nay luôn quan tâm đến chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo… nhất là đối với các nhà trường, các cơ sở giáo dục đào tạo luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng. Có thể khẳng định, mỗi cơ sở giáo dục luôn xác định các mục tiêu giáo dục phù hợp với nhu cầu thiết yếu của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”, đồng thời cơ sở giáo dục ln phải có các hoạt động để hướng vào nhằm thực hiện mục tiêu đề ra và “đạt chất lượng bên trong”.
Cơ sở giáo dục với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động”, có thể hiểu là kết quả (“Đầu ra”) của quy trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo bởi yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường đối với những điều kiện đảm bảo nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… và còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc, cụ thể ở
các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, sản xuất, dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp.
Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục được xác định theo Luật Giáo dục là đáp ứng mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.2.3. Chất lượng giáo dục trường THCS
Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông dạy từ lớp 6 đến lớp 9, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các mơn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ GD&ĐT quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chất lượng giáo dục trường THCS là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục THCS của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.
Theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành, trường THCS có chất lượng tốt là trường đảm bảo đạt yêu cầu tối thiểu với đầy đủ cơ cấu bộ máy nhà trường, đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý nhà trường; có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đào tạo đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo quy định; học sinh được giáo dục phù hợp với độ tuổi và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của các em; trường có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng theo danh mục đồ dùng, trang thiết bị dạy học theo quy định; có mối quan hệ phối hợp, đồng thuận trong công tác giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học sinh theo học được theo dõi đánh giá thường xuyên, đảm bảo đạt kết quả giáo dục theo mục tiêu của chương trình; quy định ở các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi.