8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề xuất phải chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm, linh hoạt các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả sử dụng và đảm bảo mục tiêu TĐG, tránh lãng phí. Do đó, các biện pháp phải phát huy tối đa hiệu năng của các nguồn lực hiện có của nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động TĐG. Tính hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xác định bằng các yếu tố: thực trạng ban đầu, yếu tố quản lý và kết quả. Sự chênh lệch giữa các yếu tố kết quả và thực trạng ban đầu trong cơng tác quản lý chính là hiệu quả của lao động. Hiệu quả đó được đảm bảo bởi các yếu tố quản lý, tổ chức vận hành. Nói cách khác, các biện pháp quản lý hoạt động TĐG phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động KĐCLGD của nhà trường so với thực trạng ban đầu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường. Biện pháp sau khi thực thi giải quyết được vấn đề đặt ra mà khơng làm nảy sinh những vấn đề mới khó khăn hơn. Cần tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường so với thực trạng ban đầu.
Ngoài các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục thì ngành giáo dục quan điểm, trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục phổ thơng được coi là nền tảng văn hố dân tộc, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó xây dựng cho thế hệ trẻ cơ sở vững chắc để phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị lực
lượng cho xã hội, tạo nguồn để bổ sung đội ngũ giai cấp công nhân, đào tạo cán bộ và nhân tài cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật và tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Giáo dục phổ thơng có nội dung giáo dục tồn diện bao gồm đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục lao động, thông qua nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Chú trọng thực hiện tốt yêu cầu giáo dục về chính trị – tư tưởng về văn hố, khoa học và nghề nghiệp, bồi dưỡng học sinh cả mặt quan điểm, phương pháp, kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tính chất cơ bản, hiện đại, thiết thực của học vấn phổ thông nhằm tạo điều kiện cho học sinh ra trường có thể sống và làm việc tốt nhất cho đất nước, cho cách mạng và có khả năng vươn lên không ngừng.