Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 85 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở trường

trường THCS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Khi nói về ý nghĩa và vai trị của chức năng kiểm tra, đánh giá, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Kiểm tra khéo thì bao nhiêu khuyết điểm lịi ra hết và về sau công việc nhất định sẽ tốt hơn”. Cố Thủ tướng Phạn Văn Đồng chỉ rõ: “Kiểm tra, thanh tra là cơng việc chính của người quản lý vì nếu khơng kiểm tra, thanh tra có nghĩa là khơng quản lý, khơng làm đúng chức trách của mình”. Như vậy, chức năng kiểm tra giúp chủ thể quản lý biết được các thành viên thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, các quyết định có phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy cá nhân, tập thể đạt được mục tiêu nhiệm vụ.

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động cần thiết trong quản lý nói chung và quản lý hoạt động TĐG của các trường THCS nói riêng. Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho CBQL những thông tin cần thiết về thực trạng các hoạt động trong nhà trường để có những điều chỉnh kịp thời và những uốn nắn sai lệch nếu có, giảm thiểu một cách tối đa sai sót trong q trình TĐG.

Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch TDG đã được ban hành và quy trình các bước TĐG. Kiểm sốt hoạt động, cơng việc của các cá nhân, bộ phận, các nhóm cơng tác, thành viên Hội đồng TĐG. Trên cơ sở đó, điều chỉnh kịp thời mục tiêu, chỉ tiêu trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, biện pháp thực hiện hoạt động TĐG. Đảm bảo việc thu thập thơng tin, minh chứng đầy đủ, chính xác, phù hợp, tiết kiệm được thời gian.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra tiến độ, mức độ thực hiện kế hoạch TĐG của các nhóm cơng tác, của từng thành viên hội đồng TĐG và các cá nhân liên quan.

Kiểm tra tính phù hợp, khả thi của kế hoạch TĐG để kịp thời điều chỉnh; rà sốt lại tính hợp lý của việc bố trí nhân sự và phân cơng nhiệm vụ, xem xét lại các nguồn lực để kịp thời bổ sung để đảm bảo tiến độ thực hiện TĐG.

Trong hoạt động TĐG trong nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG.

Kiểm tra việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động TĐG của nhà trường. Trong q trình kiểm tra, nếu thấy có những nội dung, vấn đề chưa phù hợp Hiệu trưởng cần phải có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý, kịp thời. Bên cạn đó, tổ chức cuộc họp sau kiểm tra nhằm đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của các cá nhân, nhóm và tìm ra nguyên nhân, ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tổ chức, thực hiện các công việc tiếp theo.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Nhà trường xác định tiêu chuẩn đánh giá là các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu TĐG đã hoạch định trong kế hoạch và xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ TĐG của các nhóm cơng tác, cá nhân có phù hợp với kế hoạch TĐG, xem xét những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá thực hiện TĐG của các nhóm cơng tác, cá nhân để điều chỉnh kịp thời hoặc hỗ trợ khi cần thiết, xem xét tình hình thực hiện cơng tác TĐG có phù hợp với các nguồn lực hiện có của nhà trường để kịp thời điều phối, bổ sung.

Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra cơng tác TĐG trong KĐCLGD như: kiểm tra đột xuất, không báo trước để các bộ phận, cá nhân ln có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra; kiểm tra có báo trước theo kế hoạch để các bộ phận và cá nhân chuẩn bị, qua đó các cá nhân bộc lộ được năng lực TĐG và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giúp Hiệu trưởng nhà trường đánh giá đúng khả năng của bộ phận và năng lực của cá nhân, đồng thời tạo khơng khí thi đua làm tốt công tác TĐG trong nhà trường; kết hợp kiểm tra đột xuất và kiểm tra có báo trước; kiểm tra theo chuyên đề

khi thấy vấn đề nổi cộm trong q trình thực hiện cơng tác TĐG để đánh giá vấn đề đó cho chính xác để tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn Hội đồng; kiểm tra qua việc quan sát q trình thực hiện cơng tác TĐG; kiểm tra qua trao đổi với CBQL, GV, nhân viên...

Việc kiểm tra phải tồn diện, trong đó cần quan tâm đến các nội dung sau: + Kiểm tra tiến độ thực hiện cơng việc ở các nội dung có đúng theo kế hoạch đã xây dựng không?.

+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy, việc tập huấn và bồi dưỡng CB, GV về nhận thức, năng lực TĐG.

+ Kiểm tra việc chuẩn bị CSVC, kinh phí và các điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác TĐG.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy trình, tuân thủ các nội dung, nguyên tắc trong quy định về công tác TĐG.

Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy có những nội dung, vấn đề chưa phù hợp Hiệu trưởng phải kịp thời có những quyết định điều chỉnh, bổ sung hợp lý.

Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả cơng việc, Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng TĐG cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kịp thời để các thành viên điều chỉnh những sai sót trong q trình tiến hành TĐG. Bên cạnh đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng các nhóm cơng tác chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các thành viên thực hiện các công việc được giao đảm bảo thời gian và yêu cầu của Hội đồng TĐG.

Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành điều chỉnh các quyết định quản lý khi thấy không phù hợp, đồng thời thông qua kiểm tra, phát hiện những nhân tố mới trong công tác TĐG của nhà trường, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của các cá nhân tham gia công tác TĐG để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra để tránh sai sót tương tự có thể có ở các cá nhân khác hoặc các nhiệm vụ tiếp theo. Đặc biệt chú trọng tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi cơng đoạn, mỗi bước của quy trình; động viên biểu dương kịp thời các nhóm, các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ; phê bình, khiển trách các bộ phận, cá nhân chưa hồn thành các cơng việc nhằm đảm bảo tiến độ TĐG.

Quy định cụ thể về chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý để tăng tính kỷ luật và động viên kịp thời tinh thần làm việc của các thành viên.Trong quá trình quản lý công tác TĐG nên ưu tiên dành thời gian cho việc kiểm tra, tốt nhất từ 30% đến 40% thời gian.

Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác TĐG của nhà trường để tuyên dương, khen thưởng, phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xem xét điều chỉnh kế

hoạch, công tác chỉ đạo, điều hành.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra Hiệu trưởng sẽ có được cái nhìn tổng thể về cơng tác TĐG của nhà trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại tập trung ở các nội dung lớn đó là:

- Đối với cơ cấu tổ chức:

Chủ thể QL cần xem xét cơ cấu đội ngũ hiện có của nhà trường, bổ nhiệm, bố trí lại nhân sự ở các tổ chức, bộ phận theo điều lệ trường THCS. Xây dựng kế hoạch tham mưu, tuyển dụng bổ sung những vị trí cịn thiếu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để nâng cao trình độ đội ngũ về chun mơn cũng như về nghiệp vụ TĐG. Tổ chức cho đội ngũ giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các trường có uy tín về cơng tác giảng dạy, đã tổ chức TĐG và đánh giá ngoài đạt hiệu quả. Đồng thời phải tăng cường các biện pháp để nâng cao nhận thức cho đội ngũ đối với công tác TĐG để công tác này trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục trong mọi năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chất lượng chung của toàn trường.

- Đối với cơ sở vật chất:

Trên cơ sở những tồn tại từ công tác TĐG đã chỉ ra theo tiêu chuẩn 3 về CSVC và trang thiết bị dạy học. Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch, lộ trình bổ sung sửa chữa những CSVC mà nhà trường chưa đảm bảo. Trong đó cần xác định rõ những hạng mục nào là ngắn hạn, những hạn mục nào là dài hạn, dự kiến nguồn kinh phí cần sử dụng để phân bổ tài chính cho hợp lý. Đặc biệt cần phát huy tốt cơng tác xã hội hố trong việc xây dựng CSVC của nhà trường. Ưu tiên trang bị CSVC cho công tác văn thư lưu trữ để đảm bảo cho việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách, minh chứng của nhà trường được khoa học.

- Đối với chất lượng đào tạo:

Đây là một trong những nội dung gặp nhiều khó khăn nhất trong q trình khắc phục, bởi lẽ nó phụ thuộc nhiều yếu tố: chất lượng HS đầu vào, nhận thức của địa phương về vai trò của việc học, chất lượng đội ngũ, điều kiện CSVC…Vì vậy địi hỏi người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược, có các giải pháp để khắc phục những khó khăn này. Cụ thể có thể đề cập đến một số giải pháp sau:

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GV học tập nâng cao trình độ chun mơn, để đảm bảo tỉ lệ chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

+ Trong công tác tuyển sinh phải đảm bảo thực hiện đúng theo Điều lệ trường trung học về độ tuổi.

+ Sau khi tuyển sinh đầu vào, nhà trường phải bố trí thời gian bổ túc kiến thức cho các em HS, tiếp đó tổ chức kiểm tra phân loại năng lực HS.

+ Chia lớp theo năng lực HS.

+ Phân công đội ngũ GV giảng dạy và chủ nhiệm phù hợp theo năng lực HS. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng của những HS có học lực yếu để các em khắc phục tình trạng hổng kiến thức cơ bản.

+ Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ học lực của các em để có biện pháp hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ kịp thời đối với GV giảng dạy và HS.

+ Bên cạnh đó cần làm tốt công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và PHHS (đặc biệt ở các vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa) về vai trò của việc học đối với tương lai con em HS.

+ Vận động, xây dựng các nguồn quỹ hỗ trợ học bổng cho các em HS nghèo vượt khó, HS có hồn cảnh khó khăn.

+ Tổ chức sơ kết hàng tháng để kịp thời động viên, khen thưởng, nêu gương những GV có giải pháp giảng dạy tốt để nâng chất lượng HS và những HS có chuyển biến tốt trong quá trình học tập.

+ Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn và hoạt động giáo dục trong và ngồi nhà trường để góp phần nâng cao CLGD tồn diện cho HS.

+ Kết hợp đánh giá bằng cho điểm, nhận xét theo đúng quy chế, đồng thời kết hợp động viên, khích lệ để HS phát huy tối đa năng lực của bản thân trong quá trình học tập tránh tạo áp lực để các em cảm thấy việc học nhẹ nhàng, kích thích được tư duy sáng tạo.

- Đối với công tác lưu trữ hồ sơ:

Công tác TĐG ở các trường cần phải có minh chứng cụ thể, những minh chứng này chỉ có thể thu thập được nhanh và thuận lợi là nhờ ở việc lưu trữ hồ sơ ở các trường có khoa học hay khơng. Một số giải pháp để thành công trong công tác này mà Hiệu trưởng cần phải thực hiện đó là:

+ Xây dựng thói quen lưu trữ, bảo quản hồ sơ một cách khoa học trong nhà trường thông qua các đợt kiểm tra: hồ sơ nhà trường, hồ sơ các tổ chức trong trường, hồ sơ GV, …

+ Định kỳ phải bố trí kiểm tra việc lưu trữ của văn phòng nhà trường.

+ Tổ chức cho NV văn thư (nếu có), GV kiêm nhiệm cơng tác văn thư tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

+ Lập danh mục và niêm yết công khai các loại hồ sơ, minh chứng cần lưu trữ hàng năm đối với công tác TĐG của nhà trường.

+ Định kỳ cuối mỗi năm học Hiệu trưởng nhà trường cần quán triệt việc lưu trữ hồ sơ phục vụ cơng tác TĐG để cơng tác này được duy trì thường xuyên qua các năm, tránh tình trạng làm đối phó.

+ Phân cơng nhiệm vụ cho một nhóm chun phụ trách cơng tác thu thập, lưu trữ, mã hóa các thơng tin minh chứng phục vụ cho công tác TĐG hàng năm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)