Xây dựng kế hoạch hoạt độngTĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt độngTĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Chức năng kế hoạch hóa là cơ sở của các chức năng quản lý khác vì mọi hoạt động quản lý đều được thiết kế để phù hợp với kế hoạch và nhằm đạt được mục tiêu được xác định trong kế hoạch. Kế hoạch TĐG là cơ sở quan trọng để triển khai hoạt động TĐG của nhà trường, đảm bảo thời gian hoàn thành báo cáo TĐG. Kế hoạch TĐG chỉ ra phương án đầy đủ, rõ ràng, dễ thực hiện để phối hợp các nguồn lực đạt được mục tiêu của kế hoạch TĐG. Việc lập kế hoạch TĐG là khâu quan trọng và cần thiết nhất để thực hiện các mục tiêu TĐG một cách hiệu quả. Nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm được thời gian triển khai hoạt động TĐG. Việc lập kế hoạch TĐG tốt sẽ giúp giảm thiểu chi phí khơng cần thiết. Kế hoạch TĐG cần phân tích kỹ lưỡng về tính phù hợp, tính khả thi khi triển khai, đảm bảo về các nguồn lực: nhân lực, tài lực, vật lực; phù hợp với bối cảnh của nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

thời gian, chi phí, giúp hoạt động TĐG đạt được hiệu quả, đúng tiến độ. Kế hoạch TĐG tập trung được các mục tiêu bộ phận vào mục tiêu chung, thay thế những hoạt động đối phó bằng những hoạt động thiết thực, thay thế những quyết định không dân chủ thành những quyết định dân chủ có cân nhắc kỹ lưỡng.

Kế hoạch tổ chức TĐG trong KĐCLGD trường THCS nhằm thống nhất mọi hoạt động, quy trình và quá trình thực hiện của các thành viên trong Hội đồng TĐG, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ TĐG trong KĐCLGD trường THCS.

Nhà trường quản lý bằng kế hoạch là cách quản lý khoa học, giúp Chủ tịch Hội đồng TĐG, CBQL, trường THCS điều hành hợp lý công việc, hướng mọi hoạt động vào thực hiện các nhiệm vụ trung tâm của hoạt động TĐG, tránh tình trạng chủ quan, khơng tập trung thiếu sự phối hợp giữa các thành phần trong Hội đồng TĐG.

Kế hoạch TĐG cũng là căn cứ để các cấp quản lý tiến hành tự kiểm tra, TĐG, đánh giá các hoạt động TĐG trong KĐCLGD đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tập thể đã phân công thực hiện. Những yêu cầu của mục tiêu và phương pháp hành động là cơ sở để xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí, tiêu chí của cơng tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động được soạn thảo chi tiết, rõ ràng và thống nhất.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng kế hoạch TĐG chi tiết, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường, tạo được sự đồng thuận của tập thể CB, GV, NV và phụ huynh học sinh. Xác định chính xác mục tiêu và phạm vi TĐG là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong kế hoạch TĐG của nhà trường.

Hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau sẽ không đạt hiệu quả cao nếu thiếu những định hướng chiến lược, sự thống nhất, tính phù hợp cho việc áp dụng vào thực tiễn các công việc cụ thể, sẽ giúp cho hoạt động TĐG đáp ứng được sự thay đổi qua từng năm, từng giai đoạn.

Xác định chính xác mục tiêu của kế hoạch TĐG chi tiết cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tình hình và phạm vi TĐG là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch TĐG của nhà trường.

Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, nhóm cơng tác và nhóm thư ký trong Hội đồng TĐG, nêu rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong nhà trường.

Xây dựng chi tiết về công tác tổ chức tập huấn cho đội ngũ và các thành viên tham gia hoạt động TĐG, thời gian, thành phần tham dự và nội dung tập huấn dễ hiểu, thực tế.

Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động. Xây dựng nội dung thông tin minh chứng cần thu thập cho từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, nơi thu thập, phân cơng cá nhân thu thập và thời điểm thu thập, lập nhu cầu kinh phí để đảm bảo cho việc thu thập minh chứng (nếu có).

Xây dựng thời gian biểu cho từng nội dung hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai TĐG và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).

Mục tiêu chính là TĐG là mơ tả, phản ánh trung thực hiện trạng của nhà trường để cải tiến chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, kế hoạch phải đảm bảo theo mẫu quy định. Dự kiến nguồn kinh phí, các mục chi và mức chi thực hiện các nội dung theo định mức quy định. Kế hoạch TĐG do Chủ tịch Hội đồng TĐG phê duyệt.

3.2.2.3 Tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các bộ phận phối hợp xây dựng kế hoạch TĐG đảm bảo theo khung thời gian gợi ý được thể hiện trong công văn số 5932/BGDĐT- QLCL ngày 28/12/2018 hướng dẫn TĐG và đánh giá ngồi cơ sở giáo dục phổ thơng, đồng thời phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch TĐG. Kế hoạch TĐG xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật về KĐCLGD và được ban hành bằng văn bản hành chính. Trước khi ban hành chính thức, kế hoạch TĐG cần được thảo luận một cách nghiêm túc, dân chủ và đồng bộ trong toàn bộ Hội đồng TĐG để lấy ý kiến của các thành viên và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về KĐCLGD. Tất cả các nội dung của kế hoạch thống nhất cao mới có thể tạo được sự đồng thuận khi triển khai thực hiện, do vậy, trong kế hoạch TĐG của nhà trường nêu rõ: mục tiêu TĐG; phạm vi TĐG; trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân; công cụ TĐG; dự kiến thơng tin minh chứng cho từng tiêu chí; có thời gian biểu chi tiết cho từng hoạt động cụ thể. Kết quả của từng hoạt động trong kế hoạch phải đo được hoặc có minh chứng cụ thể để có kế hoạch đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch.

Nhà trường thành lập Hội đồng TĐG, trong đó Chủ tịch Hội đồng TĐG trường THCS phải xây dựng kế hoạch thực hiện TĐG chi tiết, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, địa phương. Để xây dựng kế hoạch TĐG phù hợp, khả thi với nhà trường, chủ tịch Hội đồng TĐG cần nắm rõ nhu cầu của trường, phân tích kỹ các đặc điểm về các nguồn lực: nhân tài, vật lực, nhân lực phù hợp với bối cảnh của nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của từng vùng miền.

Nhà trường xây dựng kế hoạch TĐG phải đảm bảo và được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, các giai đoạn: các phương pháp thực hiện và người thực hiện đúng tiến độ TĐG và có được sản phẩm TĐG có chất lượng cũng như tạo cơ sở cho việc kiểm tra. Trong kế hoạch TĐG thể hiện rõ trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng

TĐG cũng như các nhóm cơng tác. Điều này địi hỏi cơ cấu tổ chức Hội đồng TĐG phải đủ về số lượng, có năng lực, trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng tổ chức, điều hành tốt hoạt động của hoạt động KĐCLGD, năng động phát huy được mọi nguồn lực trong nhà trường. Tuy nhiên, không chỉ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng TĐG mà cần phải huy động thêm các lực lượng khác vào nhóm cơng tác để phối hợp thực hiện một cách tốt nhất. Việc phân công nhiệm vụ phải dựa trên khả năng, năng lực hiện có của đội ngũ, đảm bảo người được phân cơng sẽ hồn thành nhiệm vụ được giao.

Việc phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng sẽ tạo điều kiện công tác chuyên môn và hoạt động TĐG được hỗ trợ cho nhanh tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Kế hoạch hoạt động TĐG cần xác định rõ nội dung công việc thực hiện, từng quy trình tương ứng với khung thời gian cụ thể, với thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thực hiện từng công việc, bộ phận/cá nhân chịu trách nhiệm chính, bộ phận/cá nhân phối hợp. Bảng phân công phải nêu rõ trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến hoạt động TĐG như trách nhiệm cung cấp thông tin minh chứng; đồng thời phải xác định được các mức độ cần đạt được ở từng nội dung công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến trình thực hiện để có biện pháp xử lý những thiếu sót và bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của trường để hoạt động TĐG trong KĐCLGD đạt hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch TĐG, các bộ phân cần nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi cách thực hiện hiệu quả nhất để từ đó hiểu rõ hơn sự cần thiết trong quá trình thực hiện KĐCLGD và quy trình TĐG, các tiêu chuẩn, tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học, cùng với việc phân tích mức độ am hiểu về TĐG và năng lực đánh giá của đội ngũ phân cơng của cá nhân, nhóm cơng tác phụ trách các nội dung cho phù hợp với vị trí, năng lực của mỗi người.

Với điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí cịn hạn hẹp, với dự kiến các nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí hỗ trợ chơ từng giai đoạn cần phải xác định rõ thời điểm. Đồng thời, nhà trường xây dựng kế hoạch dự kiến nguồn kinh phí, các mục chi và mức chi thực hiện các nội dung như: viết phiếu đánh giá tiêu chí, viết báo cáo TĐG, hợp đồng chuyên gia tư vấn… theo định mức quy định tại Thông tư số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/08/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục THCS, phổ thông và thường xuyên. Kết quả của từng nội dung công việc trong kế hoạch TĐG phải có kết quả cụ thể để làm cơ sở đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch.

Hiệu trưởng trường THCS ký ban hành kế hoạch TĐG và gửi đến các đơn vị để thực hiện. Bên cạnh đó, kế hoạch TĐG được đăng tải trên website của nhà trường và

gửi đến các bên liên quan bên ngoài trường để phối hợp, hỗ trợ trường trong q trình triển khai TĐG. Ngồi ra, nhà trường thơng báo kế hoạch chính thức trong tồn trường thông qua nhiều kênh thông tin như họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt dưới cờ, họp phụ huynh học sinh để mỗi CBQL, GV xem việc thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch TĐG là hoạt động tự nguyện cần phải thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Định kỳ rà soát, kiểm tra và chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch TĐG để đảm bảo mục tiêu và kết quả thực hiện hoạt động TĐG so với mục tiêu đề ra. Kế hoạch TĐG cần đáp ứng được quy định và phù hợp điều kiện thực tiễn để đảm bảo tính hợp lý và khả thi cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)