8. Cấu trúc luận văn
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt độngTĐG trong KĐCLGD trường THCS
THCS
1.6.1. Yếu tố khách quan
Hoạt động TĐG trong KĐCLGD nói riêng, hoạt động KĐCLGD nói chung hiện nay đã có các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, ngành có sự thống nhất chung về quan điểm chỉ đạo cũng như những yêu cầu thực hiện. Đây là những yếu tố khách quan, để nhà trường chủ động tổ chức, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nhất quán các nội dung của hoạt động TDG, tiến tới đánh giá ngồi để được cơng nhận đạt chuẩn chất lượng theo cấp độ tương ứng. Đó là Thơng tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học; Cơng văn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, do chưa có các chính sách động viên, khuyến khích đối với các trường THCS đạt chứng nhận KĐCLGD và chế tài đối với các trường chưa hoàn thành báo cáo TĐG để đánh giá ngoài cũng như đánh giá ngoài nên chưa tác động đến tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động TĐG của các trường THCS.
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tập huấn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD nhằm nâng cao kỹ năng TĐG cho các trường THCS. Tuy nhiên, việc để Hiệu trưởng trường THCS tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TĐG do hầu hết Hiệu trưởng trường THCS không hiểu rõ về kỹ thuật thực hiện TĐG.
1.6.2. Yếu tố chủ quan
Hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS nói riêng, các cơ sở giáo dục nói chung trực tiếp phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của từng nhà trường. Đây là “điều kiện đủ” bên cạnh “điều kiện cần” là văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên để các trường THCS tiến hành hoạt động TĐG chất lượng giáo dục được thuận lợi, đạt kết quả theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đó là nhận thức của các trường THCS về KĐCLGD, hoạt động TĐG trong KĐCLGD ngày càng được nâng cao, đặc biệt là từ Ban Giám hiệu đến đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Các trường THCS quan tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính để triển khai hoạt động TĐG. Bên cạnh đó, các trường THCS quan tâm lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hiện vật của nhà trường, của từng bộ phận, cá nhân liên quan, trong đó chú trọng cơng tác văn phòng. Tuy nhiên, hầu hết thành viên các nhóm cơng tác là giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm nên họ không thể dành thời gian cho hoạt động TĐG và như vậy ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả của hoạt động TĐG.
Tiểu kết chương 1
Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCLGD nói chung và KĐCLGD trường THCS nói riêng. Đó là q trình từng tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá trường trung học do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy và GD, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá trường trung học.
Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, nhưng phải tạo được sự đồng thuận và huy động tập thể nhà trường. Chương 1 của luận văn đã giải quyết những vấn đề cơ bản, đó là khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định các khái niệm chính, trình bày hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS và quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS.
Để quản lý tốt hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS hiện nay, Hiệu trưởng các trường THCS cần quản lý tốt các nội dung của hoạt động TĐG trong KĐCLGD và phải tạo được sự đồng thuận và huy động tập thể nhà trường nhằm đóng góp thời gian, cơng sức và xem hoạt động TĐG là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành viên trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở khoa học để khảo sát, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ CÀ MAU