Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô tả khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
(1) Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng:
Lý Chính Thắng, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Ngày 9/12/1992 trường Phổ thơng Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (trường mù) được thành lập theo quyết định số 3414 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng với nhiệm vụ nuôi dạy trẻ em mù của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (trường trực thuộc sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng). Tháng 1/1997 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trường phổ thơng Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu có quyết định trực thuộc Sở Giáo dục Đạo tạo thành phố Đà Nẵng. Ngày 11/8/2004 trường chuyển về cơ sở mới tại khu dân cư Hịa Minh (Nay là số 1 Lý Chính Thắng, Đà Nẵng) có diện tích rộng rãi gồm 2 dãy nhà cao tầng sạch đẹp, thoáng mát. Trường Phổ thơng đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (trường Mù) đổi tên thành Trường Phổ thơng Chun biệt Nguyễn Đình Chiểu với điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi với nhu cầu thực tế của xã hội, trường đã mở rộng đối tượng giáo dục, đón nhận trẻ ở tất cả các dạng tật như: khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật trí tuệ, vận động, tự kỷ… từ 3-10 tuổi, với hơn 60 cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
(2) Trường Chuyên biệt Tương Lai:
01/12/1994, Giám đốc Sowe Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định số 25/TCCB về việc thành lập trường Dạy Trẻ Khuyết Tật Tương Lai; Tiền thân của Trường chuyên biệt Tương Lai ngày nay. Sứ mệnh của trường là giúp trẻ khuyết tật được “Vui chơi – Học tập – Rèn luyện kỹ năng sống và học nghề” để từng bước hòa nhập cộng đồng. Số lượng cán bộ giáo viên nhân viên đang công tác tại trường hơn 50 người và số học sinh gần 300 em ở tất cả các cấp học. Trường Chuyên biệt Tương Lai được chia ra làm 2 cơ sở:
- CS1: 22 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Đây là cơ sở chuyên dạy học sinh khối Mầm non và Trung học cơ sở.
Số phịng: 15. Trong đó: Phịng học: 08; phịng Đo thính lực: 01; phịng HĐSP: 01; phịng Hành chính: 02 và 1 nhà bếp, nhà ăn tập thể.
- CS2: 88A Huy Cận, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Cơ sở này chuyên dạy học sinh khối Tiểu học.
Số phịng: 18. Trong đó: Phịng học: 16; phịng bộ mơn: 01; phịng Hành chính: 01 và 1 nhà bếp, nhà ăn tập thể.
(3) Trường Chuyên biệt Tư thục Thanh Tâm
Tháng 1/2008, Trường Chuyên biệt Thanh Tâm được khởi công xây dựng trên diện tích 13.626 m2 tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với sự tài trợ của nhà nước Luxembourg, thông qua Hội CSI và sự cộng tác của Rotary Club Luxembourg Horizon. Trường có năm khối nhà, có 13 lớp học và các phòng tâm vận động, vật lý trị liệu, phòng âm nhạc trị liệu, nghệ thuật trị liệu, phòng nội trú và khu nhà ăn riêng biệt. Tất cả được bao quanh bởi những khoảng sân chơi rộng rãi, thoáng mát và đẹp mắt.
Tháng 7/2010, trường chuyển sang cơ sở mới với quyết định thành lập Trường số 225/QĐ-UBND của Ủa ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Trường tiếp tục sứ mạng giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các em khuyết tật ở trong địa bàn thàn phố Đà Nẵng cũng như các vùng khu phụ cận, không phần biệt giàu nghèo, tôn giáo cũng như sắc tộc với những dạng tật sau: khiếm thính, thiểu năng vận đơng, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ trong độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi.
(4) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt Ước mơ xanh:
CS1: 73 – 75 Vũ Quỳnh, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. CS2: 100 Nam Cao, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt là đơn vị trực thuộc Hội, có nhiệm vụ: Cung cấp dịch vụ chẩn đốn, đánh giá sự phát triển của trẻ có nhu cầu đặc biệt tại Thành phố Đà Nẵng và toàn quốc. Can thiệp các rối loạn tâm, sinh lý của trẻ để trẻ sống tự lập và hòa nhập vào cộng đồng. Tổ chức các khoá học nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong việc chăm sóc – giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Tư vấn, bồi dưỡng, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học về lĩnh vực giáo dục đặc biệt tại Thành phố Đà Nẵng và toàn quốc. Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học về lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đặc biệt nói riêng. Xây dựng và triển khai các dự án. Bồi dưỡng, đào tạo, tư vấn về lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Mở các lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Tiêu chí của Trung tâm: Tận tâm, Trung thực, Sáng tạo, Hợp tác, Khát vọng vươn lên. Khẩu hiệu của Trung tâm: Chia sẻ - Đồng hành – Cùng phát triển.
Các hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt gồm các dịch vụ can thiệp các rối loạn sau: Rối loạn tự kỷ, Down, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngơn ngữ, khó khăn học tập. Rối loạn vận động, lo âu, trầm cảm. Rối loạn hành vi, cảm xúc.
Vừa qua, Trung tâm đã tiến hành tổ chức can thiệp sớm cho một số cháu tự kỷ và đã tiến hành bước đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “ Các giải pháp
xây dựng đội ngũ giáo viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
(5) Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập Hoa Xương Rồng:
275/4 Nguyễn Chí Thanh, Phước Ninh, Hải Châu, TP Đà Nẵng
Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hồ nhập Hoa Xương Rồng – cơng ty TNHH MTV Việt Long Education, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Hoa Xương Rồng được thành lập từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Long Education.
Đi vào hoạt động với tổ chức 1 giám đốc và 1 phó giám đốc phụ trách chun mơn, cùng 3 giáo viên. Sau 5 năm, trung tâm có 7 giáo viên từ các ngành Tâm lý học, tâm lý giáo dục, giáo dục đặc biệt và công tác xã hội. Trong đó 1 giáo viên đang là học viên cao học của ngành Tâm lý học – Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và 1 giáo viên có trình độ sau đại học.
Trung tâm thực hiện các công việc với đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt: đánh giá, sàng lọc, tư vấn, tham vấn, can thiệp và hỗ trợ giáo dục hoà nhập tại các trường mầm non và tiểu học.
Trung tâm có tổng 8 phịng, 1 phịng sinh hoạt chung, 1 phòng thư viện/ học liệu can thiệp, 2 phịng can thiệp nhóm và 4 phịng can thiệp cá nhân.
(6) Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ tâm lý và phát triển cộng đồng Cadeaux:
131A/11 Lý Thái Tổ, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ Tâm lý – Giáo dục và Phát triển Cộng đồng CADEAUX (gọi tắt là Trung tâm CADEAUX) hoạt động chủ yếu trong các lĩnh Nghiên cứu các đề tài về Khoa học Xã hội và Nhân văn; Hỗ trợ Tâm lý cho mọi đối tượng và Thực hiện các Chương trình Phát triển Cộng đồng.
Hai nhóm Trung tâm hỗ trợ tâm lý chủ yếu gồm: Nhóm trẻ dưới 18 tuổi có một hoặc nhiều biểu hiện thuộc các nhóm Rối nhiễu Tâm lý và Nhóm người lớn từ 18 tuổi trở lên khi gặp bất kỳ khó khăn, lo lắng hay ức chế trong cuộc sống (cơng việc, gia đình, tình yêu, sức khỏe, quan hệ cá nhân, con cái, tài chính...). Bên cạnh việc can thiệp, hỗ trợ trực tiếp cho các trẻ có rỗi nhiễu tâm lý, Trung tâm cịn kết hợp tư vấn cho phụ huynh cách ứng xử phù hợp và cách thức hỗ trợ Tâm lý hiệu quả cho con.
Trung tâm được Giáo sư Đặng Cảnh Khanh ký quyết định thành lập vào ngày 19/9/2015, đây là thành viên của Viện Nghiên Cứu Truyền Thống và Phát Triển. Cố vấn chuyên môn là TS Tâm lý Nguyễn Thị Hằng Phương, giảng viên khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
(7) Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hịa nhập Edunow:
07 Thích Quảng Đức, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Thành lập vào tháng 6/2017, do Th.S Phan Xuân Thông chuyên ngành giáo dục đặc biệt làm giám đốc.
(8) Trung tâm can thiệp sớm Sơn Ca:
64 Văn Cao, Thanh Khê, TP Đà Nẵng
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
130 giáo viên và cán bộ quản lý trên 8 cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng: 30 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trường Chuyên biệt Tương Lai: 30 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trường Chuyên biệt Tư thục Thanh Tâm: 20 giáo viên và 1 cán bộ quản lý - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt Ước mơ xanh: 15 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập Hoa Xương Rồng: 8 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ tâm lý và phát triển cộng đồng Cadeaux: 5 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập Edunow: 5 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm Sơn Ca: 9 giáo viên và 1 cán bộ quản lý