Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm
2.3.6. Phương pháp thống kê toán học
a. Mục đích:
- Đánh giá, kiểm tra mức độ hiệu lực, độ tin cậy của bộ cơng cụ. - Tìm hiều thực trạng của trí tuệ cảm xúc.
b. Nội dung:
Tìm hiểu mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên tại các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
c. Công cụ nghiên cứu:
- Phiếu điều tra.
- Máy tính có cài đặt phần mềm SPSS.
d. Cách tiến hành:
- Bước 1: Mã hóa số liệu.
- Bước 2: Nhập số liệu và kiểm tra lỗi, chọn lọc số liệu. - Bước 3: Thực hiện các thuật toán thống kê.
Tiểu kết chương 2
Toàn bộ chương hai chúng tơi viết về tiến trình và phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài nhằm chứng minh giả thuyết của đề tài. Việc tổ chức và thực hiện quá trình nghiên cứu đều tn theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện chi tiết và khách quan, sử dụng bảng trắc nghiệm của D.V. Lyusin (2006). Khảo sát trên 137 đối tượng, trong đó có 126 mẫu hợp lệ và 11 mẫu khơng hợp lệ. Kết hợp cùng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp bổ trợ (phương pháp thống kê toán học – sử dụng phần mềm SPSS 20) để xử lý số liệu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN CÁC CƠ SỞ CAN THIỆP SỚM VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG