Biểu hiện ở mặt nội nhân cách (VEI) của trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 73)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ

3.2.1. Biểu hiện ở mặt nội nhân cách (VEI) của trí tuệ cảm xúc

Bảng 3.3. Biểu hiện nội nhân cách (VEI) của trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Mức độ lượng Số Tỷ lệ % ĐTB ĐLC TSTN TSCN Rất cao 2 1.6 40,93 6,069 27 58 Cao 16 12,7 Trung bình 67 53,2 Thấp 28 22,2 Rất thấp 13 10,3 Tổng 126 100

Từ bảng số liệu 3.3 cho thấy mức độ biểu hiện nội nhân cách trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dưới trung bình chiếm đa số. Cụ thể là mức độ nội nhân cách trí tuệ cảm xúc của giáo viên ở mức trung bình (ĐTB = 40,93). Độ lệch chuẩn là 6,069 cho thấy sự phân tán rõ rệt về nội nhân cách trí tuệ cảm xúc giữa các giáo viên. Sự chênh lệnh giữa điểm trí tuệ cảm xúc cao nhất và thấp nhất cũng rất lớn (TSTN=27; TSCN= 58).

Biều đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mặt biểu hiện nội nhân cách của trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng

Dựa vào cách phân loại biểu hiện nội nhân cách trí tuệ cảm xúc, ta thấy đa số của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chỉ số nội nhân cách trí tuệ cảm xúc phần lớn ở mức trung bình chiếm 53,2%. Tỷ lệ của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nội nhân cách trí tuệ cảm xúc ở mức thấp chiếm 22,2%; mức cao chiếm 12.7% và mức rất thấp chiếm 10,3%. Tỷ lệ giáo viên có nội nhân cách trí tuệ cảm xúc ở mức rất cao chiếm 1,6%.

Biểu hiện nội nhân cách là khả năng hiểu và điều khiển cảm xúc của bản thân. Chỉ số này ở mức độ trung bình, chứng tỏ khả năng hiểu và điều khiển cảm xúc bản thân của

2 16 67 28 13 1.6 12.7 53.2 22.2 10.3 0 20 40 60 80

Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp

giáo viên ở các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập chưa cao, thấy rằng việc thể hiện cảm xúc của các giáo viên còn nhiều hạn chế, việc thể hiện cảm xúc ra bên ngoài chưa đúng so với suy nghĩ nội tại bản thân của họ, bên cạnh đó việc kiểm sốt cảm xúc của bản thân cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể lý giải rằng các giáo viên chưa hoặc ít được bồi dưỡng về các kỹ năng hiểu và điều khiển cảm xúc bản thân. Một phần từ các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau mà cách thể hiện của mỗi người khác nhau, cịn có phần dè dặt và chưa thật sự hết lịng.

Thơng qua phương pháp phỏng vấn, nhiều giáo viên đưa ra ý kiến rằng vấn đề hiểu cảm xúc của bản thân thì có thể nhưng vấn đề điều khiển cảm xúc của bản thân đôi lúc không thực hiện được:

+ “Có những lúc nóng giận, tơi biết bản thân mình đang rất tức giận đó nhưng tơi

khơng thể kiềm chế được cảm xúc hiện tại, cứ thế tơi xả ra hết những gì nghĩ trong đầu. Thậm chí có nhiều lúc tơi nói xong mới thấy mình q đáng, nhưng sự việc cũng đã xảy ra rồi nên tôi rất hối hận.” (Giáo viên NTH)

+ “Tôi biết tính mình bộp chộp, nói nhanh hơn nghĩ. Mặc dù biết vậy nhưng vẫn có

lần tơi nghe chưa hết lời học trị giải thích tơi đã ngắt lời khơng cho em nói tiếp và phạt em ấy ln. Sau đó mới nghe bạn học khác kể lại, tơi hỏi sao lúc đó em khơng nói cho cơ biết, học trị nói rằng em chưa kịp kể hết cơ đã phạt em rồi. Thật sự biết cái tính mình vậy nhưng lắm lúc không kiềm chế được, cứ quen đường mà nói thơi.” (Giáo viên NTML)

3.2.1.1. Biểu hiện ở mặt hiểu cảm xúc

Bảng 3.4. Biểu hiện hiểu cảm xúc của bản thân (VP) của trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng Mặt biểu hiện Mức độ trí tuệ cảm xúc (%) Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao ĐTB ĐLC VP (hiểu cảm xúc của bản thân) Số lượng 9 39 65 9 4 17,59 3,208 Tỷ lệ % 7,1 31,0 51,6 7,1 3,2

Từ bảng số liệu 3.4 cho thấy khả năng hiểu cảm xúc bản thân của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dưới trung bình chiếm đa số. Cụ thể là khả năng hiểu cảm xúc bản thân của giáo viên ở mức trung bình (ĐTB = 17,59). Độ lệch chuẩn là 3,208 cho thấy sự phân tán khả năng hiểu cảm xúc bản thân của các giáo viên thương đối thấp.

Dựa vào cách phân loại khả năng hiểu cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc, ta thấy đa số của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chỉ số khả năng hiểu cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc phần lớn ở mức trung bình chiếm 51,6%. Tỷ lệ của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khả năng hiểu cảm xúc

bản thân của trí tuệ cảm xúc ở mức thấp 31%. Ở mức độ rất thấp và cao đều chiếm 7,1%. Tỷ lệ giáo viên có khả năng hiểu cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc ở mức rất cao chỉ chiếm 3,2%.

3.2.1.2. Biểu hiện ở mặt điều khiển cảm xúc

Bảng 3.5. Biểu hiện điều khiển cảm xúc bản thân (VU) của trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng Mặt biểu hiện Mức độ trí tuệ cảm xúc (%) Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao ĐTB ĐLC VU (điều khiển cảm xúc của bản thân) Số lượng 20 35 53 14 4 12,63 2,867 Tỷ lệ % 15,9 27,8 42,1 11,1 3,2

Từ bảng số liệu 3.5 cho thấy khả năng điều khiển cảm xúc bản thân của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở mức thấp. Cụ thể là khả năng hiểu cảm xúc bản thân của giáo viên có điểm trung bình là 12,63. Độ lệch chuẩn là 2,867 cho thấy sự phân tán khả năng điều khiển cảm xúc bản thân của các giáo viên thương đối thấp.

Dựa vào cách phân loại khả năng điều khiển cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc, ta thấy đa số của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hịa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chỉ số khả năng điều khiển cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc phần lớn ở mức trung bình chiếm 42,1%. Tỷ lệ của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khả năng hiểu cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc ở mức thấp 27,8%. Ở mức độ rất thấp và cao lần lượt là 15,9% và 11,1%. Tỷ lệ giáo viên có khả năng điều khiển cảm xúc bản thân của trí tuệ cảm xúc ở mức rất cao chỉ chiếm 3,2%.

3.2.1.3. Biểu hiện ở mặt kiểm soát sự biểu cảm

Bảng 3.6. Biểu hiện kiểm soát sự biểu cảm (VE) của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Mức độ Số lượng Tỷ lệ % ĐTB ĐLC TSTN TSCN Rất cao 1 0,8 10,71 2,035 5 16 Cao 21 16,7 Trung bình 73 57,9 Thấp 27 21,4 Rất thấp 4 3,2 Tổng 126 100

Từ bảng số liệu 3.6 cho thấy khả năng kiểm soát sự biểu cảm của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dưới trung bình chiếm đa số. Cụ thể là khả năng kiểm soát sự biểu cảm của giáo viên ở mức trung

bình (ĐTB = 10.71). Độ lệch chuẩn là 2.035 cho thấy sự phân tán khả năng kiểm sốt các biểu hiện bên ngồi. Sự chênh lệnh giữa điểm khả năng kiểm soát sự biểu cảm cao nhất và thấp nhất cũng rất lớn (TSTN=5; TSCN= 16).

Dựa vào cách phân loại khả năng kiểm sốt sự biểu cảm của trí tuệ cảm xúc, ta thấy đa số của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có chỉ số khả năng kiểm sốt sự biểu cảm của trí tuệ cảm xúc phần lớn ở mức trung bình chiếm 57,9%. Tỷ lệ của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khả năng kiểm sốt sự biểu cảm của trí tuệ cảm xúc ở mức thấp chiếm 21,4% và cao chiếm 16,7%. Tỷ lệ giáo viên có khả năng kiểm sốt sự biểu cảm của trí tuệ cảm xúc ở mức rất thấp chiếm 3,2%. Đặc biệt, tỷ lệ giáo viên có khả năng kiểm sốt các biểu hiện bên ngồi của trí tuệ cảm xúc ở mức rất cao chiếm 0,8%.

Kiểm soát sự biểu cảm là khả năng kiểm soát các biểu hiện cảm xúc của mình thơng qua ngơn ngữ, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,… khi cảm xúc xuất hiện. Một người biêt cách kiểm soát cảm xúc tốt là một người hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình cho phù hợp với hồn cảnh xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)