Những yêu cầu đối với giáo viên dạy văn hóa tại các Trung tâm GDNN-

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên dạy văn hóa tại các Trung tâm GDNN-

- GDTX trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1. Trung tâm GDNN - GDTX

1.3.1.1. Vị trí, vai trị

Theo quy chế tổ chức hoạt động thì Trung tâm GDNN-GDTX là cơ sở GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm GDNN-GDTX có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Hệ thống Trung tâm GDNN - GDTX gồm: Phát triển ĐNGV Chất lƣợng Cơ cấu Số lƣợng

- Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện).

- Về phân cấp quản lý: Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về con người do UBND cấp huyện quản lý, về chuyên môn do Sở GD&ĐT và Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.

1.3.1.2. Chức năng

Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện và tương đương có trách nhiệm chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện các chương trình GDTX và Dạy nghề. Nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chun môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tất cả các thành phần kinh tế nằm để đáp ứng về nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

“…Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và khơng chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người” “cả nước trở thành xã hội học tập” thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà tường gắn liền với đời sống xã hội” (trích văn kiện đại hội đảng lần thứ IX).

Theo Điều 41, Luật Giáo dục 2019 sửa đổi quy định: “Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập” [15].

1.3.1.3. Nhiệm vụ

Theo Điều 13 Thơng tư liên tịch số 39/2015/LTLT-BLĐTBXH-BGDĐT- BNV thì Trung tâm GDNN – GDTX có các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu

người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

- Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định. - Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Vị trí, vai trị của giáo viên dạy văn hóa tại các Trung tâm GDNN - GDTX trong bối cảnh đổi mới giáo dục GDTX trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.2.1. Vị trí, vai trò

Theo Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo thông tư số 10/2021/TT- BGD&ĐT: “Giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là giáo viên) là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại Trung tâm, tham gia giảng dạy các

chương trình giáo dục, đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này [20]. Giáo viên tham giảng dạy các chương trình giáo dục:

- Chương trình xố mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Giáo viên trung tâm GDNN-GDTX giữ vị trí và vai trị rất quan trọng trong nhà trường. Giáo viên là người làm nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy trong trung tâm, gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, giáo viên dạy các mơn học theo các chương trình giáo dục để lấy văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên

Theo điều 21, Thông tư 10/2021/TT-BGD&ĐT, Giáo viên tại trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên tại trường phổ thơng. Ngồi ra, giáo viên tại Trung tâm có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn sau đây[20]:

- Tham gia điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng;

- Biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên do Trung tâm tổ chức;

- Tham gia cơng tác tuyển sinh và cơng tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; - Tham gia quản lý các lớp liên kết đào tạo của Trung tâm;

- Tham gia hoại động đảm bảo chất lượng giáo dục của Trung tâm; - Hỗ trợ hoạt động chuyên môn tại các Trung tâm học tập cộng đồng; - Được bồi dưỡng về phương pháp dạy học người lớn.

- Giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm tại Trung tâm ngồi các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này cịn có thêm những nhiệm vụ và quyền hạn như giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại trường phổ thông.

1.3.2.3. Đặc điểm lao động của người giáo viên trung tâm

Học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX không chỉ chịu ảnh hưởng của giáo viên mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: gia đình, bạn bè và môi trường xã hội. Vì vậy, lao động sư phạm có nhiệm vụ điều chỉnh những tác động đó, làm cho chúng mang tính giáo dục. Học viên, đối tượng của lao động sư phạm, phát triển không chỉ theo tỷ lệ thuận với tác động sư phạm mà còn theo những quy luật của sự hình thành con người, tâm lý và nhận thức.

Công cụ lao động của giáo viên là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người giáo viên cần nắm và truyền đạt cho học viên. Tuy nhiên, những yếu tố trên

chưa đủ bảo đảm của hiệu quả lao động sư phạm. Cho nên, nhân cách của người giáo viên, với sự phong phú của trí tuệ, với vẻ đẹp của tâm hồn và sự trong sáng về đạo đức là yếu tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn, quyết định hiệu quả của công tác giáo dục.

Sản phẩm của lao động sư phạm chính là con người. Đó là những con người đã trưởng thành về nhân cách nhờ được giáo dục và đào tạo, họ có được hành trang để bước vào cuộc sống, khơng ngừng thích ứng với hồn cảnh và thời đại, thời đại bùng nổ thông tin và nền kinh tế tri thức.

1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên dạy văn hóa tại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện

1.3.3.1. Yêu cầu về phẩm chất

Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất trí tuệ, phẩm chất tâm lý, phẩm chất ý chí, phẩm chất sức kh e và tâm trí.

Người giáo viên phải có lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội, có lập trường, quan điểm chính trị rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp dạy học. Giáo viên phải thường xuyên tu dưỡng về mặt tư tưởng chính trị, sự hồn thiện về nhân cách, sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Có như vậy thì cơng tác giáo dục mới đem lại kết quả tốt, giáo viên mới có uy tín với học viên, học sinh.

Ngơn ngữ ứng xử, hành vi của giáo viên phải là thước đo mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học viên. Trang phục của giáo viên phải mô phạm, lịch sự, giản dị, phải phù hợp với hoạt động sư phạm trong môi trường giáo dục.

Có quan hệ tốt với đồng nghiệp trong cơng việc và trong đời sống hằng ngày, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, cũng như khiêm tốt học h i từ đồng nghiệp. Có quan hệ tốt với phụ huynh, học sinh, với cộng đồng để cùng nhau phối hợp giáo dục học sinh, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và xã hội.

1.3.3.2. Yêu cầu về năng lực

Năng lực dạy học

- Người giáo viên cần phải có năng lực, nắm vững kiến thức cơ bản của mơn học mà mình được đào tạo và đảm nhận giảng dạy. Bên cạnh đó giáo viên cịn phải có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và logic học. Nắm được những tri thức về phương pháp giáo dục, dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục và phải luôn cập nhật những kiến thức mới: kiến thức chuyên môn, những vấn đề về kinh tế, xã hội của đất nước, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là trên lĩnh vực giáo dục.

- Người giáo viên cịn phải có kiến thức về cơng nghệ thơng tin, có kỹ năng và kiến thức về: lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục cho

học sinh, sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học trên lớp.

- Người giáo viên phải có kỹ năng sư phạm tốt: kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng tổ chức …; có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống kiến thức. Có óc sáng tạo, có khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh, ln tìm tịi những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng có sức hấp dẫn, lơi cuốn học sinh.

Năng lực giáo dục và phát triển nghề nghiệp

- Giáo dục thông qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục về tư tưởng, tình cảm, thái độ thơng qua mơn học và tích hợp những nội dung giáo dục khác thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng.

- Giáo dục thông qua các hoạt động khác: Thực hiện giáo dục thông qua các hoạt động như: Chủ nhiệm lớp, cơng tác đồn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội …

Ngồi ra, người giáo viên cịn có những kỹ năng sau:

- Kỹ năng quản lý lớp học và cách tổ chức các hoạt động của học sinh ở trong và ngồi nhà trường, lơi cuốn học sinh tham gia các hoạt động này một cách tích cực và sáng tạo.

- Kỹ năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

- Cần phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong xã hội nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa của Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)