8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm
Để thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tác giả đã dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia lập phiếu để trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi, câu h i đóng với 3 mức độ trả lời.
- Rất cần thiết. - Cần thiết.
- Khơng cần thiết.
Đánh giá mức độ tính khả thi của 6 biện pháp ở 3 mức độ:
- Rất khả thi. - Khả thi: .
- Không khả thi: .
3.3.5. K t quả khảo nghiệm
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò sự cấp thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long.
TT Các biện pháp Sự cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết 1
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện.
45 2 0
2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Trung tâm
GDNN - GDTX cấp huyện. 43 4 0
3 Cải tiến công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ GV
Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 40 7 0
4 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 38 9 0
5 Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giáo viên Trung
tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 31 6 0
6 Phát triển các chính sách tạo động lực làm việc cho
ĐNGV Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 44 3 0 Qua bảng 3.1 thăm dò về sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất ta thấy, các biện pháp được đánh giá cao lần lượt là: biện pháp 1; xếp thứ bậc1); biện pháp 6 xếp thứ bậc 2; biện pháp 2 xếp thứ bậc 3; biện pháp được đánh giá thấp nhất là biện pháp 5 xếp thứ bậc 6;
Bảng 3.2: Kết quả thăm dị tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long.
TT Các biện pháp Tính khả thi Rất khả thi hả thi Khơng khả thi 1
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện.
45 2 0
2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Trung tâm
GDNN - GDTX cấp huyện. 44 3 0
3 Cải tiến công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ
GV Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 40 7 0
4 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 43 4 0
5 Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. 38 9 0
6
Phát triển các chính sách tạo động lực làm việc cho ĐNGV Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện.
31 6 0
Qua bảng 3.2 thăm dị về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ta thấy, các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao lần lượt là: biện pháp 1, biện pháp 2, biện pháp 4, biện pháp 3. Biện pháp thấp nhất là biện pháp 6.
Như vậy, sáu biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện vừa nêu trên vừa có mức độ cấp thiết và có tính khả thi cao, nên có thể ứng dụng cho các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long.
Tác giả thấy rằng đa số ý kiến đều đồng ý về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất; tuy nhiên do đặc thù của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện là đơn vị sự nghiệp giáo dục nên cơng tác “Phát triển các chính sách tạo động lực làm
việc cho ĐNGV Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện” (biện pháp 6) không dễ thực
hiện tốt giải pháp này. Như vậy trong thời gian tới trung tâm cấp huyện cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý và cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. Tác giả luận văn đã xem xét và đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tác giả luận văn cũng đã tiến hành khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất thông qua việc lấy ý kiến đánh giá từ các chuyên gia là cán bộ lãnh đạo và chuyên viên một số phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long , CBQL, tổ trưởng một số trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh.
Kết quả thăm dò cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm phát triển của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. Trong q trình tổ chức thực hiện, cần có sự phối hợp hài hịa giữa các giải pháp, có thể ưu tiên triển khai biện pháp này trước, biện pháp kia sau, nhưng phải phối hợp bổ trợ cho nhau để các biện pháp triển khai đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó một trong những yếu tố góp phần quan trọng cho việc thực hiện thành công hiệu quả của các biện pháp trên, đó là được sự đồng tình ủng hộ, sự quan tâm đầu tư th a đáng, kịp thời của các cấp quản lý, của ngành, của địa phương và của tỉnh; sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên thì các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm cấp huyện tỉnh Vĩnh Long.
ẾT LUẬN VÀ HUYẾN NGHỊ
1. ết luận
Đảng ta xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển. Trên thực tế, trải qua hơn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy GD&ĐT đã có những đóng góp lớn, có tính chất quyết định cho sự thành công, là khâu then chốt để đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và để thực hiện thành cơng mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT thì việc phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ tất yếu. Đội ngũ giáo viên ln đóng vai trị quyết định trong việc bảo đảm chất lượng và nâng cao chất lượng góp phần vào thành cơng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục, cần phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long là bộ phận quyết định chất lượng giáo dục tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy, các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên được đề xuất ở trên nếu áp dụng tốt sẽ thúc đẩy đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long phát triển ổn định, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu.
Đánh giá chung luận văn đã đạt được về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
-Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long làm điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
-Về mặt thực tiễn: Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. Trong những năm qua Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long đã từng bước thực hiện việc phát triển đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy: Số lượng giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long vẫn còn thiếu về số lượng, cơ cấu đội ngũ ở một số trung tâm chưa hợp lý ...
Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. Các biện pháp đã được khảo sát bằng phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia cho thấy, đó là các biện pháp rất cần thiết và có tính khả thi cao trong thực tiễn. Các biện pháp trên có quan hệ bổ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau. Chúng cần được thực hiện một cách đồng bộ hoặc có thể ưu tiên cho giải pháp nào đó phù hợp với đặc điểm và từng thời kỳ phát triển của trung tâm.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
UBND tỉnh Vĩnh Long cần tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giáo dục.
Tổ chức xây dựng, phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, tăng cường công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.
Có chính sách khuyến học, xây dựng các chính sách đãi ngộ th a đáng nhằm động viên, khuyến khích giáo viên, sớm xây dựng những cơ chế hợp lý nhằm để thu hút nhân tài, cần ban hành thêm những chính sách đặc thù của địa phương đối với giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.
Giao quyền tự chủ cho các trung tâm trong công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV theo Nghị định số:43/2006/NĐ-CP.
2.2. Đối với UBND cấp huyện tỉnh Vĩnh Long
Bố trí, sắp xếp và phân cơng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên một cách hợp lý, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
Có chính sách về nhà ở cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trên địa bàn huyện; tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho ĐNGV.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long
Tăng cường công tác chỉ đạo chuyên môn đối với các trung tâm cấp huyện. Hàng năm làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trung tâm. Tạo điều kiện cho giáo viên các trung tâm được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ như giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2.4. Đối với Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long
Tăng cường hơn nữa cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên tại trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, nhằm động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên chun tâm vào cơng việc chuyên môn.
sát với thực tiễn của đơn vị.
Hằng năm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, kiểm tra kết quả cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên của đơn vị; đánh giá những ưu điểm nhược điểm trong quá trình tổ chức, triển khai kế hoạch. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong từng thời điểm cụ thể.
2.5. Đối với đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long
Bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức rõ và có tinh thần trách nhiệm về việc nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ như: Tham gia có trách nhiệm các lớp đào tạo trên chuẩn, các lớp lý luận chính trị, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Tích cực tự học để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học; có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM HẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao
năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà
Nội.
[2] Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030.
[3] Chính phủ. Nghị định số:43/2006/NĐ-CP, Nghị định Quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế... Hà Nội,
2006.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[5] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ
XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đảng bộ Tỉnh Vĩnh Long lần thứ
XI .
[7] Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo chính trị tại Đại hội tồn quốc lần thứ
XIII.
[8] Harlđ - Koontz, Những vấn đề cốt yếu về quản lí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1992.
[9] Trần Bá Hoành (2001), “Chất lượng giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, tháng 11. [10] M.I.Kơnđacốp, Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý
giáo dục và Viện Khoa học giáo dục, 1984.
[11]Marcel van der Klink, Jan Streumer (2017), Professional Development of Teachers in Vocational Education, Enhancing Teaching and Learning in the Dutch Vocational Education System, pp 119-136.
[12]Sanchez-Prieto et a. (2020), The Generational Digital Gap within Dual Vocational Education and Training Teachers, European Journal of Educational Research, Vol.9, Number, 4, pp.1557-1567.
[13]Ngô Thanh Trúc (2011), Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015,
Tạp chí Giáo dục, Số 257, Kì 1, tr. 9-11.
[14]Đặng Quang Ngự (2017), Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận văn Thạc sĩ, Trường
[15] Luật giáo dục (2019), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[16] Bùi Việt Phú,Trần Xuân Bách, Lê Quang Sơn (2019), Công tác quản lý của tổ chuyên môn trường tiểu học, Nhà xuất bản thông tin và truyền thơng
[17] Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (2006), NXB Lao động, Hà Nội.
[18] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013.
[19] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục, Luật số: 43/2019/QH14, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[20] Thông tư số 10/2021/TT-BGDĐT, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.
[21] Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
[22] Thơng tư 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức Nhà nước.
[23] Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[24] Trung tâm GDNN-GDTX TP.Vĩnh Long, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020;
2020- 2021.
[25] Trung tâm GDNN-GDTX Tx.Bình Minh, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020;
2020- 2021.
[26] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Long Hồ, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[27] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Mang Thít, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[28] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Vũng Liêm, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[29] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Trà Ôn, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020;
2020- 2021.
[30] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Bình Tân, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[31] Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Tam Bình, Báo cáo tổng kết năm học; 2019- 2020; 2020- 2021.
[32] Từ điển Bách khoa Việt Nam (2000), Nxb Hà Nội.