Môi trường làm việc và phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa trung

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Môi trường làm việc và phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa trung

tâm GDNN - GDTX cấp huyện

Trung tâm không thể phát triển bền vững nếu không xây dựng được một môi trường làm việc với những nét đặc thù và tiến bộ, khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, bản thân người giáo viên sẽ cảm nhận đây là cơ hội tốt để khẳng định và phát triển tối đa năng lực làm việc của bản thân.

Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng để nhà trường có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên gi i, có kinh nghiệm, để tạo lập được môi trường làm việc thực sự thân thiện, gắn bó, có tính chun nghiệp và duy trì sự bền vững thì việc xây dựng và phát triển văn hóa trong nhà trường là vấn đề hết sức cần thiết.

Có chế độ chính sách, đãi ngộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên, bởi vì bên cạnh lịng u nghề thì nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình của họ với cơng việc. Nếu chế độ chính sách khơng phù hợp, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện

1.5.1. Y u tố chủ quan

Việc xây dựng các cơ chế và chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí, tâm tư, tình cảm của người giáo viên.

Những thay đổi trong nhận thức của người dân trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho con, em của mình cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ giáo viên.

Nhân tố về phát triển quy mô trường, lớp, học sinh tác động đến quy hoạch giáo dục và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gồm: tình hình phát triển trường lớp qua từng năm và theo từng cấp học; tình hình học sinh lên lớp, lưu ban, b học qua từng năm ở từng cấp học.

Người cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX phải là người am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đơn vị đóng, phải gây dựng được thương hiệu của nhà trường, phải tạo được niềm tin đối với người dân.

Sự phát triển của khoa học cơng nghệ cũng góp phần làm thay đổi chất lượng giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ giáo viên trong công việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy.

Việc phát triển đa dạng các loại hình đào tạo, với đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu, bảo đảm chất lượng sẽ là điều kiện quan trọng để tăng quy mô phát triển giáo dục và đào tạo.

1.5.2. Y u tố khách quan

Tồn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế về giáo dục đã và đang trở thành một xu thế tất yếu. Vì vây, xu thế phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới và trong khu vực có ảnh hưởng đến sự phát triển GD&ĐT của mỗi quốc gia. Một đất nước có sự ổn định về chính trị, tiến bộ; Nhà nước có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trị của giáo dục đối với sự phát triển KT-XH, có chính sách đầu tư, phát triển giáo dục một cách hợp lý thì GD&ĐT sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Ngược lại, một đất nước chính trị khơng ổn định, bộ máy lãnh đạo khơng chú trọng đến GD&ĐT thì giáo dục sẽ bị kìm hãm sự phát triển.

Việc tăng hay giảm về dân số đều ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của giáo dục. Dân số và học sinh trong độ tuổi đến trường là những yếu tố ảnh hưởng trực tiêp đến các yếu tố khác trong việc phát triển đội ngũ giáo viên. Nắm bắt thông tin về dân số là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV theo từng vùng, miền, lãnh thổ ...

Bên cạnh đó, những quan niệm về đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương, những quan tâm ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn của người dân có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và ĐNGV Trung tâm GDNN-GDTX nói riêng.

Mức chi ngân sách của Nhà nước cho giáo dục có vai trị quan trọng cho sự phát triển giáo dục. Bởi vì, đây là nguồn kinh phí mang tính ổn định. Nguồn kinh phí chi cho giáo dục tỷ lệ thuận với sự phát triển về số lượng, chất lượng và quy mô đào tạo.

Những năm gần đây với quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về giáo dục; cho thấy, Đảng ta đang có những quyết sách đúng đắn về giáo dục phù hợp với thực tiễn, với xu thế chung của khu vực và thế giới.

Tiểu kết chƣơng 1

Việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa trung tâm GDNN-GDTX là

nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết, để có được đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, chất lượng góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp đúng đắn, phù hợp, hiệu quả để phát triển đội ngũ giáo viên.

Để làm rõ các cơ sở lý luận, tác giả đã nêu ra và phân tích các khái niệm cơ bản về: Khái niệm quản lý, lý giáo dục, quản lý nhà trường, giáo viên dạy văn hóa, phát triển, phát triển đội ngũ, vị trí vai trị của giáo viên dạy văn hóa tại trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện làm cơ sở cho việc nghiên cứu, căn cứ vào hệ thống văn bản pháp quy về phát triển đội ngũ.

Khung cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng ở Chương 2 và tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY VĂN HÓA TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC

THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH LONG

2.1. hái quát khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập thơng tin, số liệu chính xác, cụ thể về thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Các khách thể khảo sát mà người nghiên cứu lựa chọn nhằm thu thập thông tin, bao gồm: Cán bộ phụ trách chun mơn phịng Giáo dục thường xuyên, Ban Giám đốc, đội ngũ giáo viên dạy văn hóa của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Công tác quy hoạch, tuyển dụng phát triển đội ngũ giáo viên. Công việc bổ nhiệm , sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long. Các cơ chế, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên dạy văn hóa Trung tâm GDNN-GDTX. Mơi trường, điều kiện làm việc.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Để đánh giá đúng thực trạng của vấn đề nghiên cứu, trong đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê các dữ liệu về số lượng, cơ cấu giáo viên và học viên. Tiến hành khảo sát thông qua phiếu h i cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long. khảo sát bằng phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp báo cáo.

2.1.5. Địa bàn khảo sát

Địa bàn khảo sát là các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể Trung tâm GDNN-GDTX TP.Vĩnh Long, Trung tâm GDNN-GDTX TX.Bình Minh, Trung tâm GDNN-GDTX Huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ơn.

2.1.6. Cách thức xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu từ phương pháp điều tra bằng bảng h i thu thập được xử lý bằng cách tính điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm.

Quy ước thang điểm trung bình được tính như sau:

Yếu: 0-0,75 điểm

Trung bình: 07,6-1,51 điểm Khá: 1,52-2,27 điểm

Tốt: 2,28-3,0 điểm

Các dữ liệu ph ng vấn được trích dẫn, phân tích nhằm làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng h i.

2.2. hái quát về tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội và giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh Long

2.2.1. Tình hình kinh t

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sơng Tiền và sơng Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều cơng trình hữu ích, góp phần khơng nh trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà. Trên con đường phát triển, để sớm trở thành một tỉnh khá, giàu, thế mạnh đặc trung của Vĩnh Long sẽ được khai thác một các có hiệu quả, đó là:

Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng khơng (có quốc lộ 1A, 80; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậi được nối liền bởi sơng Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ...), gần thành phố Cần Thơ - Trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vĩnh Long là có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại...

Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nơng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn. Có truyền thống và tiềm năng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt. Nhân dân Vĩnh Long có truyền thống cách mạng, ln ln đi đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm trước kia và trong phát triển kinh tế.

Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp năm 2013 gần 119 ngàn ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên; nằm giữa sơng Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, lại đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tồn diện. Khai thác những lợi thế đó, tỉnh

Vĩnh Long đã phân bổ sản xuất nông nghiệp theo hướng: khu vực đất liền sẽ tập trung trồng lúa, cây ăn quả, cây màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày, chăn ni bị, lợn, gà và nuôi trồng thuỷ sản; các cù lao trên sơng là nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nuôi cá trong các mương vườn, vùng bãi bồi ven sông, ven cù lao. Từ sự phân bổ này, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã đẩy nhanh q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni nhằm hướng tới mục tiêu đưa kinh tế vườn thành thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững theo vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, mang lại giá trị ngày càng tăng trên một đơn vị diện tích.

Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, đem lại giá trị thu nhập cao hơn cho người nông dân và phá thế độc canh cây lúa, tỉnh Vĩnh Long chủ trương đưa giá trị kinh tế từ vườn cây ăn quả thành thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Trong những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngồi đê bao để lập vườn và trồng các lọai cây có giá trị kinh tế, góp phần đưa diện tích vườn cây ăn quả của tỉnh lên gần 47 nghìn ha năm 2010. Đặc biệt, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chơm chôm ở Long Hồ…

Do làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa tăng theo từng năm. Vì thế, tuy diện tích gieo trồng lúa giảm, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng và đã đạt trên 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, việc đưa rau màu xuống ruộng đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long. Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu và luân canh cây màu trên ruộng lúa diễn ra rộng khắp. Những mơ hình chun canh rau màu an tồn, mơ hình 3 vụ màu/năm; 2 lúa - 1 màu, 2 màu - 1 lúa, 1 lúa - 3 màu…, các vùng chuyên canh màu tập trung đã và đang hình thành đã mang lại giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích.

2.2.2. Sự phát triển văn hóa – xã hội

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật chất lượng ngày càng được nâng cao, các hội thi, hội diễn, câu lạc bộ được duy trì tổ chức thường xuyên, vừa phục vụ đời sống tin thần nhân dân, vừa phản ánh thực tiễn sinh động trong sản xuất, trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm thông qua triển lãm, giới thiệu tác phẩm mới… đã góp phần làm sinh động thêm đời sống văn học của tỉnh nhà.

Giáo dục đạo đức lối sống, chú trọng tổ chức các sự kiện chính trị, hoạt động văn hóa nhằm giáo dục, bồi dưỡng tin thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, ý

thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, lối sống và nhân cách cho thế hệ trẻ. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, tơn tạo, đầu tư xây dựng các cơng trình di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu phục vụ cho giáo dục truyền thơng và phát triển kinh tế xã hội.

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Trong bối cảnh tình hình quốc tế nhiều biến động; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn do xảy ra đại dịch Covid-19; kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng; các định chế tài chính quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngành Giáo dục Vĩnh Long tập trung hoàn thành Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016- 2020; Nghị quyết Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Triển khai Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện, trong đó có GDĐT.

Toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, chú trọng phát triển quy mô đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế; Chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình; Nghị quyết số 51/2017/QH14, ngày 21/11/2017 của Quốc hội về việc Điều chỉnh lộ trình thực hiện việc triển khai áp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)