8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội và giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo
Trong bối cảnh tình hình quốc tế nhiều biến động; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn do xảy ra đại dịch Covid-19; kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng; các định chế tài chính quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngành Giáo dục Vĩnh Long tập trung hoàn thành Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016- 2020; Nghị quyết Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Triển khai Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện, trong đó có GDĐT.
Tồn ngành tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, tồn diện GDĐT, chú trọng phát triển quy mơ đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế; Chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình; Nghị quyết số 51/2017/QH14, ngày 21/11/2017 của Quốc hội về việc Điều chỉnh lộ trình thực hiện việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT; tiếp tục triển khai thực hiện triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngành Giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND; nhận thức của xã hội về cơng tác giáo dục đã có bước chuyển biến tích cực; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành đoàn thể; sự tâm huyết, trách nhiệm, quyết tâm cao của tồn ngành, tác động tích cực đến các cấp, các ngành, tạo hiệu ứng tốt, huy động được sự quan tâm chung tay của xã hội đối với GDĐT, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành tiếp tục ổn định; số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) các cấp từng bước được tăng cường, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, vững vàng về quan điểm tư tưởng chính trị, có ý thức tự học và sáng tạo, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong tình hình mới; việc sắp xếp vị trí việc làm và chuẩn hóa các chức danh tiếp tục được ngành chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ ở các cấp học; việc tuyển chọn, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ được triển khai đồng bộ.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS), đổi mới trong tổ chức các hoạt động giáo dục được ngành đặc biệt quan tâm, qua đó giúp học sinh giảm được áp lực trong học tập [23].
Tồn Tỉnh có 424 cơ sở giáo dục (CSGD) mầm non và phổ thông, 01 trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Long; 203 cơ sở GDTX; 01 trường Cao đẳng nghề và 01 trường Cao đẳng Vĩnh Long; 03 trường Đại học; 01 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; 19 CSGD nghề nghiệp; 11 CSGD đại học, doanh nghiệp và cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp [23].
Chuẩn bị tốt đội ngũ nhà giáo và CBQL để thực hiện Chương trình GDPT 2018 như: Tổ chức rà soát đội ngũ, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV thực hiện lớp 1, từ năm học 2020-2021. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GDĐT về bồi dưỡng đội ngũ chuẩn bị thực hiện đổi mới Chương trình GDPT, Sở GDĐT đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ chuẩn bị thực hiện chương trình, sách giáo khoa. Kết quả: Đã cử tổng cộng 756 lượt lãnh đạo, chuyên viên cấp Sở, phòng; CBQL, giáo viên cốt cán, tổ trưởng và giáo viên chủ nhiệm các trường phổ thơng tham gia bồi dưỡng Chương trình GDPT 2018; [23].
Tổ chức bồi dưỡng 10.198 CBQL, giáo viên cốt cán nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018; đã bồi dưỡng 1.899 GV dạy lớp 1; Dự kiến, triển khai bồi dưỡng CBQL, GV năm 2020 thực hiện Chương trình GDPT 2018 cho 374 CBQL cốt cán, giáo viên cốt cán để tham gia hỗ trợ đồng nghiệp bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Đồng thời bồi dưỡng đại trà 10.193 CBQL, GV [23].
Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động dạy - học tại các trung tâm GDNN- GDTX; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập cộng đồng, đa dạng hóa nội dung, chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện của CSGD và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; triển khai chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, tiếp tục
củng cố, phát triển mơ hình hoạt động của các cơ sở GDTX; tiếp tục thực hiện Đề án vừa dạy văn hóa phổ thơng kết hợp với dạy nghề trong các Trung tâm GDNN-GDTX và 09 trường THCS-THPT, THPT có lớp hệ GDTX; chất lượng cơng tác PCGD-XMC trên địa bàn tỉnh được giữ vững và nâng lên, tính đến 31/12/2019: 100% xã và huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 100% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGDMNT; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (sau viết tắt là PCGD) tiểu học đạt mức độ 2,3, số huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2: 2/8, tỷ lệ 25%, số huyện đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ3: 6/8, tỷ lệ 75%; 100% xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2,3, số huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2: 6/8, tỷ lệ 75%, mức độ 3: 2/8, tỷ lệ 25%. Chất lượng GDPT ổn định và phát triển: Giáo dục tiểu học (99,71% hồn thành chương trình lớp học; 0,27% đánh gá bổ sung); Giáo dục trung học: tỷ lệ học sinh phổ thông khá, gi i ổn định so với năm học trước (THCS: 71,17%, THPT:85,29%), tỷ lệ học sinh yếu, kém có xu hướng giảm (THCS: còn 1,26%, THPT:còn 0,16%); giáo dục thường xuyên: số học viên xếp loại học lực gi i, khá tăng5,86% so với năm học trước, số học viên xếp loại học lực yếu, kém giảm 5,48% so với năm học trước [23].