Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Vĩnh Long trong năm qua có nhiều thành tựu đáng kể như:

- Nhận thức của các cấp quản lý giáo dục của tỉnh về công tác phát triển đội ngũ giáo viên khơng cịn phiến diện mà có một cái nhìn tổng thể hơn đó là ngồi việc đào tạo, bồi dưỡng cập chuẩn đào tạo cho đội ngũ giáo viên thì cơng tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cũng được quan tâm đầu tư, bước đầu có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. Xây dựng được chế độ chính

sách hỗ trợ giáo viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thơng qua việc cấp kinh phí chi thường xun cho các đợn vị trên cơ sở giáo quyền tự chủ tài chính. Cơng tác tuyển dụng đã được áp dụng hình thức thi tuyển thay cho hình thức xét tuyển những năm trước đây. Công tác quy hoạch cán bộ cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mang tầm chiến lược đã được xây dựng thành đề án hiện đang tổ chức thực hiện.

- Nhận thức của CBQL và giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện đã có những chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hố; tích cực tham gia cơng tác đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá bằng cấp theo chuẩn đào tạo giáo viên THPT; ĐNGV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT tổ chức thường xuyên hàng năm; việc thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy ở các Trung tâm đã có ảnh hưởng tích cực đến nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả đào tạo của đơn vị.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục, đòi h i giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục trong thời gian gần đây là một cơ sở mang tính pháp lý cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Vĩnh Long Được mệnh danh là “Đất học của miền Tây” vì nơi đây đã sản sinh ra tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ, cùng nhiều nhà lãnh đạo lớn của Đảng và Nhà nước ta sau này như Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giáo sư Trần Đại Nghĩa… Tiếp bước truyền thống của ông cha nên đội ngũ giáo viên tỉnh Vĩnh Long không ngừng phấn đấu với những công lao của cha ông đã b ra, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi cho những người có tri thức về cơng tác tại, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định, thu hút và phát triển đội ngũ. Các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long được đầu tư về cơ sở vật chất tương đối khang trang so với mặt bằng chung của hệ thống GDTX trên cả nước, tất cả các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long được xây dựng tương đối kiên cố về phòng học và phịng làm việc.

Đội ngũ giáo viên có lập trường chính trị, tư tưởng, vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có năng lực, trình độ chun mơn vững vàng, nắm vững chương trình mơn học, tương đối thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Đa số giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; có khả năng tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp, các diễn đàn hướng nghiệp, kỹ năng sống, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện.

ĐNGV ngày càng quan tâm. Việc học tập để nâng cao trình độ trên chuẩn bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực, ĐNGV đã nhận thức được sự cần thiết của việc học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, Ban giáo đốc các trung tâm đã có sự quan tâm tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập.

Các trung tâm luôn quan tâm đến việc chăm lo về đời sống tinh thần và vật chất cho ĐNGV, đảm bảo đầy đủ về các chế độ, chính sách tạo tâm lý thoải mái, yên tâm làm việc.

2.5.2. Hạn ch

Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên ở các trung tâm cấp huyện vẫn còn những hạn chế sau:

- Số lượng giáo viên biên chế ít, việc tuyển dụng thiếu tính đồng bộ; ở một số mơn thậm chí chưa có giáo viên biên chế, trong khi đó có mơn lại có hai thậm chí là ba biên chế. Sử dụng đội ngũ giáo viên hợp đồng, họ chưa thực sự yên tâm để cống hiến, các chế độ đối với đội ngũ này thiệt thòi hơn so với giáo viên biên chế.

- Đa số giáo viên có tuổi đời tương đối trẻ, thâm niên giảng dạy còn thấp nên thiếu kinh nghiệm. Số lượng giáo viên nữ chiếm tỷ lệ cao, đang trong thời gian sinh con và chăm sóc con nh nên ít nhiều ảnh hưởng đến chun mơn và gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tự bồi dưỡng hay học tập để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một bộ phận giáo viên chưa tích cực, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh nên đôi lúc thiếu linh động trong xử lý các tình huống sư phạm.

- Một số giáo viên có tâm lý bằng lịng với hiện tại, thiếu tính phấn đấu,chưa thực sự quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng, ngại học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

2.5.3. Nguyên nhân hạn ch

Việc phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên hiện nay của các Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện còn nhiều bất cập hiện nay Trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện do UBND huyện quản lý về con người, về chun mơn thì do hai sở quản lý là Sở lao động thương binh và xã hội, Sở giáo dục và đào tạo). Cho nên, việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đem lại hiệu quả chưa cao.

Do chuyển về UBND huyện quản lý do đó cũng thiếu sự quan tâm về chuyên môn của hai Sở lao động thương binh và xã hội, Sở giáo dục và đào tạo.

2.5.4. Thuận lợi, thời cơ

GDTX cấp huyện tại tỉnh Vĩnh Long được các cấp, ban ngành quan tâm và được đưa vào các nghị quyết, chỉ thị. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phát triển đội ngũ của các đơn vị.

Các đơn vị quản lý trực tiếp có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khá rõ về quy trình cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

Các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện chủ động, tích cực trong việc đề xuất, tham mưu với cấp trên công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

2.5.5. Khó khăn, thách thức

Các cơ chế chính sách mang tầm vĩ mơ, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện theo từng giai đoạn chưa theo kịp với thực tiễn hàng năm do cơng tác dự báo cịn hạn chế.

Một số trung tâm Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện còn phụ thuộc, thụ động vào cấp trên trong việc đề xuất các ý kiến, quan điểm về công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV và qua khảo sát thực trạng ĐNGV tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long chúng tơi nhận thấy: nhìn chung, ĐNGV các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành cả về số lượng và chất lượng và đã có những đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của ngành nói chung và của địa phương nói riêng. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như ĐNGV tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất đáp ứng tương đối nhu cầu dạy và học; sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với các trung tâm cấp huyện vẫn còn những hạn chế, bất cập về cơ cấu, về giới tính, về độ tuổi, cơ chế chính sách, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ... Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra, đánh giá, mặc dù đã được tổ chức thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung chưa hợp lý và còn yếu, hiệu qủa đạt được chưa cao.

Trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1 cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở chương 2, việc tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ GV phù hợp với tình hình của các trung tâm cấp huyện tỉnh Vĩnh Long để bảo đảm đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là những vấn đề hết sức quan trọng và mang tính quyết định đối với chất lượng giáo dục của các trung tâm và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây chính là nội dung được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY VĂN HÓA TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP –

GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)