8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Các yếu tố bên ngoài
1.5.2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngành Giáo dục đào tạo cần quan tâm đầu tư về trang thiết bị dạy học, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của nhà trường đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học và chất lượng học sinh. Hàng năm, ngành Giáo dục đào tạo cần kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của nhà trường theo mục tiêu và theo lộ trình đề ra để có sự chỉ đạo kịp thời và đề ra những giải pháp thích hợp tiếp theo.
1.5.2.2. Cơ quan cấp ủy tại các địa phương
Việc tham mưu phải thường xuyên, nội dung phải cụ thể, phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên liên quan; địa phương phải có sự quan tâm lãnh đạo để huy động được các cấp, ngành vào cuộc, huy động mọi nguồn lực từ chính trị, tinh thần đến vật chất cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, coi đó vừa là nhiệm vụ, vừa là vinh dự của địa phương mình; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là xây dựng một môi trường học tập tốt và lâu dài cho con em nhân dân, là hành động thiết thực, cụ thể thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trên cơ sở tham mưu của nhà trường, cấp ủy địa phương cần ban hành những nghị quyết chuyên đề về cơng tác giáo dục nói chung, nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói riêng; chính quyền địa phương, cụ thể là UBND xã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp mình. Hàng năm, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã những giải pháp tiếp theo.
Trên cơ sở những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc huy động các nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất cho trường đạt chuẩn quốc gia (ở các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, địa phương cần ưu tiên nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 135 các giai đoạn, chương trình xây dựng nơng thơn mới…).
Tiểu kết chương 1
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực tiếp đảm nhận việc giáo dục trẻ từ lúc trẻ từ 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bước vào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ tồn diện, phát huy có hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện cơng bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận làm cơ sở khoa học để triển khai nội dung các chương tiếp theo. Bao gồm các nội dung như sau:
Một số khái niệm cơ bản về quản lý và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong phần này đã nêu rõ được các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Các yêu cầu về trường chuẩn quốc gia cũng đã được thể hiện khá rõ trong phần nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn đã có từ lâu và mang tính chiến lược của ngành Giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Có thể nói, đây là thước đo chung để đánh giá chất lượng giáo dục của tất cả các trường học trên cả nước. Xây dựng trường đạt chuẩn là mang tới cho trẻ môi trường giáo dục toàn diện, hiện đại.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là vấn đề cấp bách hiện nay của ngành Giáo dục. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Muốn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra từng tiêu chuẩn, tiêu chí của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI