8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng công tác quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên
2.4.4. Đánh giá về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
quốc gia
Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng các trường MN ở 5 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi tiến hành điều tra, khảo sát. Kết quả như sau:
Bảng 2.18. Tổng hợp ý kiến đảnh giá cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL và GV vê thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng các trường MN
trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1. Ý kiến của cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo
STT Nội dung Mức độ thực hiện tỉ lệ (%)
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Chức năng kế hoạch hóa 64.3 21,4 14,3 0
2 Chức năng tổ chức 78,6 14,3 7,2 0
3 Chức năng chi đạo 78,6 9.6 7,2 4,6
4 Chức năng kiểm tra 71,4 21,4 7,2 0
2. Ý kiến của CBQL và giáo viên
STT Nội dung Mức độ thực hiện tỉ lệ (%)
Tốt Khá Đạt Chưa
đạt
1 Chức năng kế hoạch hóa 84,9 15,1 0 0
2 Chức năng tổ chức 88,0 9,3 2,7 0
3 Chức năng chi đạo 88,4 9,7 19 0
4 Chức năng kiềm tra 92,7 7,3 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát) 2.4.4.1. Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Qua kết quả điều tra cho thấy, 100% ý kiến của CBQL, GV và 85,7% ý kiến của cản bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa của Hiệu trưởng các trường MN trong 5 huyện khá tốt, đa số các trường đều quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch năm học. Hàng năm có lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia để phấn đấu đạt chuẩn. Tuy nhiên có 14,3% ý kiến cùa cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa của hiệu trưởng các trường MN chỉ ở mức Đạt. Qua quan sát hồ sơ nhận thấy hồ sơ tại nhà trường một sổ trường chưa xây dựng kế hoạch tống thể về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch chiến lược phát triền giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn (5 năm) vì thế nhà trường thường bị động trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thiếu tính bao qt, chưa có lộ trình cụ thề, chi tiết để thực hiện mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó, việc lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch chiến lược của nhà trường là rất cần thiết và cấp bách.
2.4.4.2. Tổ chức quản xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Kết quả điều tra cho thấy, 97,3% ý kiến của CBQL, GV và 92,9% ý kiến của cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá việc thực hiện chức năng tổ chức của hiệu trưởng các trường MN khá tốt. Qua quan sát hồ sơ, Hiệu trưởng các trường đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, có phân cơng cụ thể nhiệm
vụ của các thành viên. Tuy nhiên, vẫn còn 7,2% ý kiến của cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT và 2,7% ý kiến của CBQL và GV đánh giá Đạt. Lý do, Hiệu trường chưa cụ thể hóa nội dung thực hiện kế hoạch, việc triền khai ở một số trường cịn máy móc, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, chưa thu hút được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cha mẹ trẻ.
2.4.4.3. Chỉ đạo công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Kết quả cho thấy, có 88,2% cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, 98,1% CBQL, GV đánh giá chức năng chỉ đạo đạt khá tốt; có 11,8% cán bộ, chun viên Phịng Giáo dục và Đào tạo và 1,9% CBQL, GV đánh giá chức năng chi đạo ở mức Đạt và Chưa đạt. Về mặt đã làm được là: Phần lớn các hiệu trường đều đôn đốc, giám sát các thành viên trong Ban chỉ đạo, các tổ, nhóm được phân cơng thực hiện theo các tiêu chuẩn của trưởng đạt chuẩn quốc gia, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, đối chiếu từng tiêu chí, để từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Mặt tồn tại, hạn chế là: Một số ít Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, họ chỉ mới quan tâm đến chức năng lập kế hoạch và tổ chức, chưa quan tâm đến chức năng chỉ đạo thực hiện, chưa đôn đốc theo dõi, nhắc nhở các thành viên, tổ chức trong nhà trường để thực hiện các nội dung được phân công. Đây là một trong những điềm yếu trong công tác quan lý nhà trường, nhất là công tác chỉ đạo thực hiện tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2.4.4.4. Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Kết quả điều tra cho thấy, có 92,8% cán bộ Phịng Giáo dục và Đào tạo, 100% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện chức năng kiểm tra của hiệu trưởng các trường đạt từ khá trở lên. Đa số Hiệu trưởng có thành lập đồn tự kiểm tra, đánh giá và đã tiến hành tổ chức rà soát các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, đánh giá tiêu chuẩn nào đạt, chưa đạt và tìm ra nguyên nhân nào chưa đạt để năm học sau có những biện pháp tiếp tục thực hiện. 7,2% cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá việc thực hiện chức năng kiểm tra của Hiệu trường ở mức Đạt. Lý do: Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng chưa thật thường xuyên, chưa sâu sát, đánh giá cịn mang tính chủ quan, chưa đúng với thực tế. Một số hiệu trường chờ cấp trên về kiểm tra, đánh giá để có hướng đầu tư nguồn lực nên việc tham mưu của Hiệu trưởng các trường đề xuất các cấp đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường chuân quốc gia còn chậm dẫn đến việc triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường không đạt được mục tiêu đề ra trong từng năm học.