8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình
đình và xã hội trong cơng tác xây trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
3.2.6.1. Ý nghĩa
Khắc phục các điểm yếu đã nêu ra ở thực trạng;
Hướng tới xây dựng các kế hoạch để đạt được tiêu chuẩn của công tác này ở mức độ 1 (với các trường chưa đạt chuẩn) và mức độ 2 (các trường đã đạt chuẩn mức độ 1). Chúng ta đều biết, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, giáo dục cũng vậy, là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện cơng tác giáo dục. Xã hội hóa giáo dục khơng phải là một giải pháp tạm thời của ngành giáo dục trong điều kiện ngân sách của ngành giáo dục còn hạn hẹp mà phải là một giải pháp lâu dài, có tính chiến lược. Xã hội hóa giáo dục cịn hướng đến thực hiện công bằng trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà tất cả người dân đều được hưởng các quyền lợi do giáo dục mang lại, qua đó cịn khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình cống hiến của sự nghiệp giáo dục nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung.
Do vậy, đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở thúc đẩy các biện pháp liên quan. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực cho xây dựng trường đạt CQG là phát huy thế mạnh của nhà trường, địa phương và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư tăng cường CSVC, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập, đồng thời tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
3.2.6.2. Nội dung
Nhà trường liên tục phổ biến quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tới đời sống cộng đồng. Phối hợp cộng đồng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, triển khai, huy động mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy và nhân rộng các mơ hình về xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.
Công tác dân vận cần được các trường vận dụng khéo léo, từng bước trang trải những lo toan về thiết bị, đồ dùng dạy học.
Để tháo gỡ những khó khăn trong cơng tác xây dựng trường MN chuẩn quốc gia, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu
với UBND huyện về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, công tác nhân sự. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các trường MN đăng ký đánh giá ngoài về 5 tiêu chuẩn để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, chuẩn quốc gia; rà soát các trường đã đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục sau 5 năm để đăng ký đánh giá ngồi cơng nhận lại theo đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng giáo dục.
Từ phía các trường MN, ngoài nỗ lực trong 5 tiêu chuẩn phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia, các trường cần phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền cho phụ huynh, huy động thêm nguồn lực xã hội cho hoạt động nhà trường, nhất là phải có sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc xây dựng phương hướng, chiến lược của nhà trường.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các trường và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ để thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
Phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học huyện để vận động một số doanh nghiệp, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng GV và trẻ …
Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường làm tốt cơng tác tun truyền đến tồn thể CB, GV, NV và cha mẹ trẻ để có nhận thức sâu sắc và đầy đủ vị trí vai trị của giáo dục, hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của từng bậc học để từ đó đầu tư công sức và nguồn lực cho giáo dục. Phối hợp với chính quyền địa phương, thành lập và đưa vào hoạt động Hội đồng giáo dục để vận động trẻ mầm non ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số có nhà ở cách xa trường.
Chỉ đạo các trường phát huy vai trò, tác dụng của các lực lượng xã hội (Ban đại diện cha mẹ trẻ, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn…) tham gia giáo dục toàn diện trẻ mầm non, tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Thực hiện tốt cơng tác dân chủ hóa trong trường học, cơng khai tài chính, tham mưu các cấp, các ngành địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.