Tình hình phát triển kinh tế xã hội – dân cư

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục các huyện miền núi tỉnh Quảng

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội – dân cư

Sau 05 năm thực hiện Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững ở 6 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Kết luận số 31) và các chính sách của Trung ương về dân tộc, miền núi, kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh đã có bước phát triển quan trọng.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010): Năm 2020, Tổng giá

trị sản xuất của các huyện miền núi là 6.880,81 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,22%, vượt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 8 - 9%/năm).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2020, tỷ trọng lâm, nông, ngư nghiệp chiếm 33,47% (Kết luận 31: 38-39%); công nghiệp - xây dựng 42,56% (Kết luận 31: 38-39%); dịch vụ 23,97% (Kết luận 31: 22-23%).

Năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Ba Tơ là 65,69%, Minh Long là 66,01%, vượt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 63%); các huyện còn lại chưa đạt chỉ tiêu Kết luận 31: Sơn Tây (59,53%), Sơn Hà (56,76%), Trà Bồng (58,59%).

Năm 2020, tỷ lệ dân được sử dụng điện trên địa bàn huyện Minh Long là

99,45%, Sơn Tây là 99%, Trà Bồng là 98,5%, vượt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 98%); các huyện còn lại chưa đạt chỉ tiêu Kết luận 31: Ba Tơ (95%), Sơn Hà (90%).

Đến cuối năm 2020, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện miền núi là 85,6 %, chưa đạt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 88%).

Văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực

Tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 46,76% (năm 2016) xuống còn 22,01% (năm 2020); bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,95%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 4%/năm).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết việc làm mới cho 26.548 lao động; bình quân giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.309 lao động/năm, đạt chỉ tiêu đề ra (Kết

luận 31: 5.000 - 6.000 lao động/năm).

Đến cuối năm 2020, có 69,84% (44/63) xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 70%).

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 34,3% (năm 2016) xuống còn 25,5% (năm 2020), đạt chỉ tiêu đề ra (Kết luận 31: 31,7%).

Là địa phương còn nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống đồng bào cịn nhiều khó khăn, 5 năm qua cùng với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều thay đổi. Hiện có 78/78 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, có 13/78 xã có chợ trung tâm; 78/78 xã có trạm y tế (có 30% số xã có trạm y tế đạt chuẩn). Các cơng trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 64,8% diện tích cây trồng; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện là 90,4%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 77%; 67/78 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 85,8%; 78/78 trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh với 130 bác sỹ (có 32 bác sỹ là người DTTS); 100% người đồng bào DTTS được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh.

Cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào DTTS được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, phát 100.000 tờ rơi, 12.500 tờ áp phích, 15 cụm pano về phịng, chống dịch; thực hiện phun thuốc khử khuẩn tại nơi công cộng, thực hiện khai báo y

tế, cách ly y tế tại nhà và giám sát chặt chẽ đối với cơng dân về từ nơi có dịch theo quy định, đến nay chưa có trường hợp nào mắc dịch bệnh.

Số lượng dân cư

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)