Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý

quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ trẻ về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.2.1. Ý nghĩa

Nhằm tuyên truyền, vận động để CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng trường mầm non đạt

chuẩn quốc gia, chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Đảng, Nhà nước và của Ngành, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Các cấp lãnh đạo, quản lý cần phải luôn luôn quan tâm nhằm quán triệt tư tưởng, nhận thức cho mọi người, giúp họ có niềm tin trong cơng việc, từ đó phát huy tinh thần tự giác và sáng tạo. Nhận thức được xem là khâu đầu tiên và quan trọng của q trình hoạt động nói chung và trong hoạt động quản lý giáo dục nói riêng. Hơn ai hết đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trường là những người trực tiếp thực hiện công việc xây dựng trường đáp ứng các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người phải hiểu rõ các nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực tế nhà trường và địa phương để phấn đấu, nỗ lực khắc phục khó khăn vì mục tiêu mang tới cho trẻ mơi trường giáo dục tồn diện, hiện đại.

Do thực trạng trong chương 2 ta thấy đa phần các cấp đểu cho rằng nhiệm vụ thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại 5 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi thuộc về đối tượng là các Hiệu trưởng do đó khi cần sự phối hợp giữa các nhóm đối tượng để thực hiện chuẩn hóa các trường theo tiêu chuẩn quốc gia đều chưa thực sự hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác tuyên truyền để toàn thể CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Làm cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên và cha mẹ trẻ các trường mầm non nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt hơn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.

Để công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt được hiệu quả cao, phải tích cực làm cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nắm được nội dung cụ thể 5 tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non); tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, của các đoàn thể và nhân dân địa phương, tranh thủ các diễn đàn của địa phương để tuyên truyền về sự cần thiết, nhu cầu của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Cần làm cho mọi người hiểu rằng, một trường mầm non đạt chuẩn như thế là rất phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp với lịng dân; đồng thời, làm cho mỗi một cán bộ quản lý, giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, của nhà trường mầm non xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên hàng

năm. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần làm cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ, nắm được đầy đủ các quy định chi tiết 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Nhà trường cần phổ biến các văn bản như: Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Quyết định, Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia). Sau khi nắm được những nội dung quy định, có nhận thức chung về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, các cán bộ, giáo viên sẽ có cơ sở, có niềm tin để tham gia tích cực vào công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Đối với các cấp chính quyền địa phương

Phịng Giáo dục và Đào tạo, trường MN tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các ngành, các cấp chính quyền địa phương về đường lối đổi mới công tác giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của huyện nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tình hình mới.

Tích cực chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quán triệt các Kế hoạch, Nghị quyết về xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia đến các cán bộ chủ chốt ở các địa phương, ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn.

Tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn ở các mức độ (mức độ 1 và mức độ 2), đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thề đối với chính quyền địa phương, đối với các ban ngành đồn thể, đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo, đối với Hiệu trưởng các trường MN và trách nhiệm của cha mẹ trẻ trong việc đóng góp xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Tích cực đề xuất với UBND huyện phê duyệt đề án xây dựng mạng lưới trường lớp giáo dục MN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; mở rộng diện tích khn viên, kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường đề đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục

Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của Ngành và của địa phương về công tác giáo dục đào tạo; tổ chức hội nghị và triển khai thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các nhóm đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên của các trường MN.

Tham mưu đề cử CBQL đương chức và GV trong diện quy hoạch của các trường tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, trình độ chính trị.

Chỉ đạo cán bộ quản lý các trường chủ động tham mưu, phối hợp với các địa phương nhằm tăng cường công tác phát triền Đảng trong trường học, xây dựng củng cố các tổ chức đồn thể trong trường hoạt động có hiệu quả.

Muốn xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia, phải tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nắm được nội dung cụ thể 5 tiêu chuẩn xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia; tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, của các đồn thể và nhân dân địa phương, tranh thủ các diễn đàn của địa phương đề tuyên truyền về sự cần thiết, nhu cầu của việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia, bởi vì một trường MN đạt chuẩn như thế là rất phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, làm cho mỗi một CBỌL, GV, NV có sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, của trường MN nói riêng, đây là một trong những nội dung có trong chương trình bồi dường thường xuyên cho CBQL, GV hàng năm. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần làm cho CBQL, GV hiểu rõ, nắm được đầy đủ các quy định một cách chi tiết 5 tiêu chuẩn của trường MN đạt chuẩn quốc gia. Để có sự hiểu biết và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung của trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Đối với giáo viên trường mầm non

Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường quy định ngồi nhiệm vụ giảng dạy, mỗi GV phải có trách nhiệm tham gia cùng với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia để cho cha mẹ trẻ nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, cũng như những lợi ích của việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Từ đó tích cực đóng góp ý kiến để thực hiện và hồn thiện cơng tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Tạo điều kiện cho GV tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dường nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; hội thảo chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức nhằm thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình giáo dục MN, phương pháp tổ chức các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đối với cha mẹ của trẻ

Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng các trường MN trách nhiệm tuyên truyền rộng khắp đến cha mẹ trẻ cùng với nhà trường tích cực tham gia vận động để họ đóng góp xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Thường xuyên chỉ đạo để CBQL các trường tích cực vận động cha mẹ trẻ đóng góp nhân lực, vật lực cùng với nhà trường tham gia xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia tại địa phương.

Giao cho CBQL các trường thường xuyên thông báo kết quả tham gia hoạt động của trẻ để cha mẹ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, chỉ bảo trẻ ...

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch và quản lý nhà trường theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.3.1. Ý nghĩa

Khắc phục các điểm yếu đã nêu ra ở thực trạng;

Hướng tới xây dựng các kế hoạch để đạt được tiêu chuẩn của công tác này ở mức độ 1 (với các trường chưa đạt chuẩn) và mức độ 2 (các trường đã đạt chuẩn mức độ 1). Lập kế hoạch là công việc quan trọng hàng đầu trong quản lý. Kế hoạch là công cụ giúp nhà quản lý phối hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và các bên liên quan. Kế hoạch giúp tổ chức ứng phó với sự bất định và sự thay đổi. Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giúp Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xác định các mục tiêu và cách thức đạt được từng mục tiêu trong từng giai đoạn, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả nhất, giúp cho các nhà trường kiểm soát được các hoạt động trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn định hướng cho sự phát triển của các nhà trường ở một giai đoạn cụ thể trong tương lai, là mục tiêu các tổ chức và cá nhân trong các nhà trường cần hướng đến; làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức các hoạt động xây dựng nhà trường, xác định các giải pháp huy động các nguồn lực bên trong và bên ngồi nhà trường.

Vì vậy, nếu làm tốt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn, làm thay đổi diện mạo các nhà trường, cơ sở vật chất trường học sẽ được khang trang, sạch đẹp hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, đặc biệt giúp gia tăng sự quan tâm của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung

Lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nội dung quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường và kế hoạch chung của Phịng Giáo dục và Đào tạo. Các tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải đưa vào trong kế hoạch dài hạn của các nhà trường theo lộ trình cụ thể và phải được lồng ghép, cụ thể hóa trong kế hoạch, nhiệm vụ chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo từng năm học. Kế hoạch phải mang tính khái quát, tính thực tiễn, đảm bảo tính pháp lý, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân.

Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đòi hỏi phải xác định rõ tiến trình thực hiện và phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Trong quá trình thực hiện phải chú trọng kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã được xây dựng.

Cần thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể từng

thành viên. Ban chỉ đạo là hạt nhân trong các hoạt động và nhân tố quan trọng góp phần rất lớn cho sự thành cơng của cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Các trường mầm non căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học, học kì; các kế hoạch cần có biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện đúng tiến độ. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý.

Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính tại nhà trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với người lao động theo quy định hiện hành. Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.

Phát huy vai trò của hội đồng trường trong các trường mầm non, các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ trẻ trong nhà trường.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý nhà trường dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. Gắn kết các phong trào thi đua và tham gia các cuộc vận động của ngành phát động. Đổi mới quản lý giáo dục, coi là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường và đổi mới kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần tổ chức kiểm tra đánh giá theo từng thời kỳ (tháng, quý, học kỳ, năm), kiểm tra đánh giá những kết quả đạt được của nhà trường theo mục tiêu, lộ trình đã đề ra, báo cáo Phịng Giáo dục và Đào tạo để có sự chỉ đạo kịp thời và đề ra những giải pháp thích hợp tiếp theo.

Cần thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Từng trường cũng cần có Ban Chỉ đạo bao gồm các thành phần: Hiệu trưởng là Trưởng ban, các Phó trưởng ban là các Phó Hiệu trưởng, các thành viên là Chủ tịch cơng đồn cơ sở nhà trường, thư ký hội đồng sư phạm, các tổ trưởng tổ chun mơn, tổ trưởng tổ văn phịng, Trưởng ban đại diện cha mẹ trẻ và một số giáo viên cốt cán trong nhà trường.

Trưởng ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của Ban chỉ đạo, tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. Cần phân công từng thành viên phụ trách từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phù hợp với vai trị, vị trí và cơng việc đang đảm nhiệm. Trong đó chú trọng đến mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo để tổ chức các hoạt động có hiệu quả.

Ban chỉ đạo là hạt nhân trong các hoạt động và nhân tố quan trọng góp phần rất lớn sự thành cơng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp gồm: Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp huyện, Ban chi đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)