8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các
3.2.8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường
trường đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia
3.2.8.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường là nhân tố có tính quyết định hiệu quả của cơng tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường mầm non cần quan tâm thường xuyên đến việc kiểm tra, đánh giá, vận dụng một cách khoa học và linh hoạt các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng công tác này, đẩy nhanh tiến độ theo lộ trình đã đề ra.
3.2.8.2. Nội dung biện pháp
Chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý cơ bản đó là: Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và của ngành; tổ chức, sắp xếp, phân công đội
ngũ thực hiện kế hoạch đã được xây dựng; chỉ đạo, phối hợp hợp lý các bộ phận, cá nhân nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể cũng như năng lực, tiềm năng của từng cá nhân trong thực hiện công việc được phân cơng; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quy định.
Việc kiểm tra, đánh giá cần tiến hành định kỳ từng quý, từng học kỳ, không chỉ kiểm tra một lần cuối năm học hoặc trước khi có đồn đánh giá về trường. Những nội dung cơ bản sau cần triển khai:
- Kiểm tra tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã xác định; khảo sát từng tiêu chuẩn, xem xét nội dung công việc, tiến độ thực hiện có đảm bảo phù hợp với yêu cầu đặt ra hay không.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng công việc trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; đánh giá và có điều chỉnh thích hợp cơng tác của các bộ phận, cá nhân, công tác chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo các cấp trong quá trình triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường. Xem xét nguyên nhân tồn tại những hạn chế về điều kiện và khả năng khắc phục để có biện pháp tháo gỡ hoặc kiến nghị cấp trên giải quyết.
3.2.8.3. Cách thức thực hiện
Thành lập Đoàn kiểm tra cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo và Tổ kiểm tra cấp trường. Đồn kiểm tra cấp Phịng Giáo dục và Đào tạo gồm đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp huyện và viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo am hiểu sâu các lĩnh vực quản lý của trường mầm non. Đoàn kiểm tra cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra định kỳ theo quý, học kỳ và năm học. Tổ kiểm tra cấp trường gồm đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của nhà trường và các viên chức do hiệu trưởng cử tham gia. Tổ kiểm tra cấp trường tiến hành kiểm tra định kỳ hàng tháng.
Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia trong từng học kỳ, từng năm học để trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Cần xác định cụ thể các tiêu chuẩn, yêu cầu mức độ hồn thành của từng cơng việc theo kế hoạch, qua đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.
Khi kiểm tra cần dựa vào các tiêu chuẩn quy định. Cần tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng về đội ngũ cán bộ, GV, NV, trẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, xác định cụ thể nhu cầu của từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn quy định của trường đạt chuẩn quốc gia. Phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực tế của nhà trường, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình phát triển giáo dục của ngành, đánh giá cụ thể mức độ đạt được ở hiện tại theo 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố bên trong, bên ngoài tác động
đến quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, nhất là nguồn lực tài chính: nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, kinh phí huy động từ cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội...
Sau kiểm tra cần họp Ban chỉ đạo để trao đổi về tình hình thực tế cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các nhà trường và có kế hoạch tham mưu với lãnh đạo các cấp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời như tập trung đầu tư CSVC cho nhà trường theo hướng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn theo quy định. Ban chỉ đạo cần tích cực đề xuất để các cấp quản lý giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắt trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Từ kết quả kiểm tra, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cần đôn đốc các trường khắc phục những hạn chế, chỉ đạo, các tổ, nhóm được phân cơng thực hiện các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, đối chiếu từng tiêu chí, tiêu chí nào đạt, chưa đạt để từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; thường xuyên nhắc nhở và động viên các bộ phận có liên quan hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện các yêu cầu đối với trường chuẩn quốc gia để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra.
Từ thực tế kết quả kiểm tra, các trường cần tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tiến hành các công việc được giao. Tham mưu với Phịng Giáo dục và Đào tạo để bố trí đủ số lượng cơ cấu nhân viên theo quy định. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, công khai hố các kế hoạch thu, chi tài chính. Chỉ đạo và quản lý tốt công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về năng lực sư phạm, về đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng thêm CSVC, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra thì cơng tác tự kiểm tra có vai trị hết sức quan trọng, việc tổ chức tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ, tiến độ của công việc sẽ giúp Ban Chỉ đạo rút kinh nghiệm bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện. Cần phối hợp thực hiện việc kiểm tra trên hồ sơ sổ sách, đối chiếu với thực tế của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp theo quá trình kiểm tra cần lập đầy đủ các hồ sơ và nếu đạt yêu cầu các tiêu chuẩn cần hoàn thiện hồ sơ, thành lập Hội đồng tự đánh giá để triển khai công tác tự đánh giá, từ đó đăng ký đánh giá ngồi để được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc gia.