Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Tính hợp pháp của văn bản QPPL của HĐND, UBND là một trong những yêu cầu quan trọng mà HĐND, UBND các cấp cần tuân thủ khi ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của mình. Tính hợp pháp ở đây được hiểu là văn bản QPPL của HĐND, UBND cần phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật, hay nói cách khác là phải phù hợp với văn bản QPPL của cơ quan cấp trên đã ban hành. Điều đó có nghĩa là, ngồi u cầu phù hợp với Hiến pháp thì văn bản QPPL của HĐND, UBND phải phù hợp với Bộ luật, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Lệnh, Nghị định, các Thông tư… và các văn bản của HĐND, UBND cấp trên, nếu là văn bản của UBND thì cịn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cùng cấp. Một điểm quan trọng cần lưu ý là cần phải đối chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia khi ban hành văn bản QPPL để bảo đảm rằng các văn bản QPPL của mình ban hành khơng trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam đang có hiệu lực pháp luật ở Việt Nam.

Để bảo đảm tính hợp pháp của văn bản QPPL sau khi được ban hành, HĐND, UBND ngay từ khi soạn thảo cần phải hệ thống hoá một cách đầy đủ các văn bản QPPL hiện đang có hiệu lực thi hành về lĩnh vực có liên quan để đối chiếu và kiểm tra tính hợp pháp của văn bản mà mình đang soạn thảo hoặc sắp ban hành. Đây là công việc không đơn giản, tuy nhiên với sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ thông tin hiện nay hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, hoặc các tập hệ thống hoá pháp luật thì cơng việc này vẫn có thể thực hiện tốt. Nhưng vấn đề phức tạp và khó khăn nhất là chúng ta có quá nhiều văn bản pháp luật về cùng một lĩnh vực do các cơ quan khác nhau ban hành và khơng ít trường hợp các văn bản đó chồng chéo, mâu thuẫn với nhau khiến cho các cơ quan nhà nước địa phương khó xử lý khi xem xét tính hợp pháp của dự thảo văn bản QPPL mà mình đang soạn thảo.

Do đó để đảm bảo tính pháp lý cho các biện pháp ta cần phải xem xét đến các văn bản quy định của nhà nước về việc quản lý xây đựng trường chuẩn quốc gia, đưa ra các đề án, kế hoạch, hướng tổ chức và thực hiện đúng với pháp luật.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa

GDMN có được thành quả đang ghi nhận như hiện nay trong điều kiện khó khăn phải kể đến đóng góp khơng nhỏ của các thế hệ cán bộ quản lý. Họ đã áp dụng các biện pháp trong đó có các biện pháp tích cực và phù hợp với điều kiện riêng của từng địa phương, mang lại giá trị trong nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Để tiếp nhận sứ mệnh quản lý nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và phát triển xây dựng quản lý các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói chung, phải tiến hành tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các biện pháp cho phù hợp với thực tiễn, điều kiện giáo dục từng giai đoạn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Khi xây dựng kế hoạch chương trình, kế hoạch cần lựa chọn những giải pháp và những mục tiêu cơ bản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, nhằm thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển các trường theo hướng chuẩn quốc gia. Về nội dung phương pháp phải dựa trên tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Về phương pháp xây dựng giải pháp cần khai thác thực tiễn để minh hoạ, để đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận. Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…

3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống và tồn diện

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương, của các trường mầm non trên địa bàn huyện, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cơng tác quản lý, chỉ đạo của Phịng Giáo dục và Đào tạo. Các biện pháp cần phải giải quyết được những nhu cầu thực tế của các nhà trường, có tính bao qt, khơng phiến diện, có khả năng khai thác được các nguồn lực hiện có để hồn thiện theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ.

Việc quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cần tiến hành một cách hệ thống, trong đó có những tiêu chuẩn thuộc về nhiệm vụ chủ quan của ngành, của trường, nhưng cũng có nhiều tiêu chuẩn cần sự tham gia của toàn xã hội, do vậy cần tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, có hệ thống, để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Như vậy mới đảm bảo thành công trong quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia cần bám sát tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các biện pháp cần kết hợp với nhau, tạo thành một hệ thống trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp có vai trị, phạm vi tác dụng khác nhau, nhưng đều là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống. Mặt khác, các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thúc đẩy biện pháp khác và ngược lại, cùng tác động đồng bộ theo mục tiêu chung đã xác định.

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: Ban Giám hiệu, các tổ chun mơn, tổ hành chính, tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ban đại diện cha mẹ trẻ... Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia phải huy động đồng bộ sự tham gia của các

lực lượng này, đảm bảo phối hợp được nỗ lực của các bộ phận trong mọi hoạt động. Các biện pháp đề xuất phải được tiến hành đồng bộ về thời gian, tạo ra được sự gắn kết nhịp nhàng như một chỉnh thể, mọi hoạt động ăn khớp với nhau để thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)