6. Bố cc ủa đề tài
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh
PSD là công ty chuyên phân phối các sản phẩm công nghệ do các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam gồm điện thoại di động, máy tính xách tay và linh phụ kiện như sau:
+ Ngành hàng điện thoại:
SAMSUNG
Chính thức phân phối vào tháng 08/2012 Sản phẩm: Điện thoại di động,
Máy tính bảng.
LENOVO
Chính thức phân phối vào tháng 11/2014 Sản phẩm: Điện thoại di động,
+ Ngành hàng IT:
ACER
Chính thức phân phối vào tháng 07/2008 Sản phẩm: Máy tính xách tay, Máy tính
bảng, Màn hình PC.
HP
Chính thức phân phối vào tháng 11/2011 Sản phẩm: Máy tính xách tay, Máy tính để
bàn, Màn hình PC
DELL
Chính thức phân phối vào tháng 10/2008 Sản phẩm: Máy tính xách tay, Máy tính để
bàn, Máy chiếu, Hệ thống Server quản lý
ASUS
Chính thức phân phối vào tháng 05/2011 Sản phẩm: Máy tính để bàn, Màn hình PC,
Bo mạch chủ (mainboard)
LENOVO
Chính thức phân phối vào tháng 06/2012 Sản phẩm: Máy tính xách tay, Chuột máy
tính
MICROSOFT (PHẦN MỀM)
Chính thức phân phối vào tháng 09/2013 Sản phẩm: Phần mềm MS Windows
+ Ngành hàng phụ kiện:
PSD là nhà phân phối nhiều nhãn hàng lớn và uy tín như:
MICROSOFT (PHẦN CỨNG)
Chính thức phân phối vào tháng 12/2012 Sản phẩm: Bàn phím, Chuột máy tính
WESTERN DIGITAL
Chính thức phân phối vào tháng 11/2013 Sản phẩm: Ổ cứng HDD
TRANSCEND
Chính thức phân phối vào tháng 3/2012 Sản phẩm: USB, External HDD
CORSAIR
Chính thức phân phối vào tháng 6/2012 Sản phẩm: RAM, SSD, Nguồn máy tính,
Tản nhiệt
ILUV
Chính thức phân phối vào tháng 12/2012 Sản phẩm: Case bảo vệ, Loa ngồi cho
Smartphone và Tablet, Cáp dữ liệu
PLANTRONICS
Chính thức phân phối vào tháng 6/2013 Sản phẩm: Tai nghe Bluetooth
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SỐT
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN THOẠI PHÒNG KINH DOANH PHỤ KIỆN PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN PHỊNG HỖ TRỢ BÁN HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHỊNG KINH DOANH IT CÁC CHI NHÁNH
BP. Quản lý nhãn hàng BP. Quản lý nhãn hàng BP. Quản lý nhãn hàng BP.Xuất nhập khẩu BP.Hệ thống thông tin Hà Nội Hải Phòng
BP. KD IT miền Bắc BP. KD Điện thoại miền Bắc BP. KD Phụ
kiện miền Bắc BP. Marketing BP. Bảo hành Nghệ An Đà Nẵng
BP. KD IT miền Nam BP. KD Điện thoại miền Nam BP. KD Phụ
kiện miền Nam BP. Kho và giao hàng Đắk Lắk Gia Lai
BP. KD IT dự
án Nha Trang Cần Thơ
NATIVE UNION
Chính thức phân phối vào tháng 6/2013 Sản phẩm: Tai nghe dạng tay cầm điện thoại có Bluetooth và khơng có Bluetooth
CYBER POWER
Chính thức phân phối vào tháng 01/2014 Sản phẩm: Bộ tích điện UPS, Sạc USB,
Pin dự phịng, Cáp dữ liệu
SILICON POWER
Chính thức phân phối vào tháng 4/2014 Sản phẩm: RAM, Thẻ nhớ
2.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PSD.
+ Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.
+ Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị của Công ty gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu, và thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định trong Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.
+ Ban Kiểm soát.
Ban Kiểm sốt là cơ quan kiểm tra, giám sát tồn bộ hoạt động của Công ty. Ban Kiểm sốt thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo u cầu của cổ đơng lớn. Ban Kiểm sốt báo cáo Đại hội đồng cổ đơng về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Ban Kiểm sốt của Cơng ty có 03 người do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra.
+ Ban Giám đốc.
Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực chuyên mơn.
+ Phịng Kinh doanh.
Bao gồm Phòng Kinh doanh Điện thoại, Phòng Kinh doanh IT, Phòng Kinh doanh phụ kiện.
Là phịng nghiệp vụ có chức năng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng/quý/năm theo phê duyệt của Giám đốc Cơng ty.
Phịng Kinh doanh cịn có chức năng tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển kinh doanh của Cơng ty.
+ Phịng Tài chính - Kế tốn.
Phịng Tài chính – Kế tốn có chức năng, nhiệm vụ cân đối, thu xếp nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính kế tốn, hạch tốn kế tốn, kiểm sốt tài chính kế tốn tại Cơng ty; quản lý hàng hóa, cơng nợ và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do Công ty huy động theo đúng quy định của Nhà nước, Tập đồn và Tổng Cơng ty.
+ Phòng Hỗ trợ bán hàng.
Phòng Hỗ trợ bán hàng bao gồm 5 bộ phận (Marketing, Hệ thống thông tin, Xuất nhập khẩu, Bảo hành, Kho và giao hàng) có chức năng trợ giúp, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty, triển khai thực hiện cơng tác duy trì và quản lý tồn bộ các cơng việc hỗ trợ dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của các bộ phận bán hàng của Cơng ty.
+ Phịng Hành chính - Nhân sự.
Là phịng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc trong công tác nhân sự; Cơng tác tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động; Cơng tác hành chính văn phịng, hệ thống thơng tin, cơng tác pháp lý và Thư ký Hội đồng quản trị.
+ Bộ phận Kho và giao hàng.
Là phịng nghiệp vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kho vận theo đúng quy định của Công ty.
+ Bộ phận Xuất nhập khẩu.
Bộ phận Xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực: quản lý và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Thường xuyên cập nhật, theo dõi các chủ trương và chính sách, thuế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đồn và Tổng Cơng ty.
+ Bộ phận Marketing.
Là bộ phận chuyên môn thực hiện các chức năng liên quan tới triển khai các hoạt động marketing hỗ trợ kinh doanh; quản lý thương hiệu, hình ảnh và thơng tin về Cơng ty; lên kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông nội bộ theo định
hướng của Giám đốc điều hành.
+ Bộ phận Bảo hành.
Bộ phận Bảo hành có chức năng kiểm tra sản phẩm, bảo hành các sản phẩm bị lỗi về kỹ thuật mà PSD phân phối hoặc chính thức ký hợp đồng bảo hành với hãng. Hỗ trợ Phòng Kinh doanh tương tác với hãng về các vấn đề kỹ thuật sản phẩm, chính sách bảo hành khi có sự cố phát sinh.
+ Bộ phận Hệ thống thơng tin.
Bộ phận hệ thống thơng tin có chức năng nhiệm vụ: Quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị an ninh mạng, quản trị hệ thống email, hệ thống quản lý hàng tồn kho WMS.
+ Bộ phận Nhân sự - Đào tạo.
Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng: Xây dựng và lên kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo nhân viên Công ty hàng tháng, quý, hàng năm. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển năng lực nhân viên phù hợp với chức danh công việc.
+ Bộ phận Quản lý nhãn hàng.
Là bộ phận trực thuộc các Phịng Kinh doanh, có nhiệm vụ làm việc với nhà cung cấp để đặt hàng và lên kế hoạch bán hàng, triển khai hoạt động phân phối hàng và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.
+ Các chi nhánh.
Các chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh và phân phối hàng hóa của Cơng ty tại địa phương.
2.1.5 Kết quả kinh doanh của PSD.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PSD từ 2011 – 2014.
ĐVT: tỷ đồng
Kết quả kinh doanh Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6,184 6,126 5,263 6,459
Giá vốn hàng bán 5,859 5,809 4,887 5,841
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 326 317 376 618
Doanh thu hoạt động tài chính 28 60 34 24
Chi phí tài chính 99 96 105 262
Chi phí bán hàng 87 79 91 125
Chi phí quản lý doanh nghiệp 52 75 85 104
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 116 128 129 151
Lợi nhuận (chi phí) khác - (11) 22 4
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117 117 151 156 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 90 81 101 104
Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu Khí.
Nhìn chung, xét về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, Công ty không tăng trưởng nhiều trong 2 năm gần đây. So với tốc độ tăng trưởng của các đối thủ khác như FPT Trading và Digiworld, có vẻ Cơng ty đang bị tụt lại phía sau. Chính điều này thúc đẩy doanh nghiệp quản trị tốt hơn chuỗi cung ứng của mình nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.2 Phân tích mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng tại PSD.
2.2.1 Mơi trường bên ngồi.
2.2.1.1Mơi trường vĩ mơ.
+ Về chính sách pháp luật của Nhà nước:
Hiện tại, hoạt động phân phối được chi phối bởi nhiều luật, thông tư liên quan đến việc bán hàng, quản lý và in hóa đơn, các khoản chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi như Luật Thương mại, Luật Kế toán... Kể từ ngày 1/1/2015, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới… sẽ khơng chịu chi phí khống chế 15% và sẽ được tính vào các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, 2015). Điều này tạo ra tác động rất lớn đến PSD, do hàng năm Công ty bỏ ra một khoản tiền lớn để chi cho các hoạt động trên nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng… chưa kể việc chiết khấu, giảm giá
hàng bán cho khách hàng là phổ biến trong các công ty phân phối. Tuy nhiên, hiện tại các quy định của Nhà nước về các khoản mục này cịn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng, đôi khi gây nên sự hiểu lầm khơng đáng có, dẫn đến các quyết định truy thu, xử phạt về sau.
+ Về yếu tố văn hóa, xã hội:
Việt Nam là một nước có dân số đơng, trẻ, hịa nhập nhanh, thích nghi tốt với sự thay đổi của xu hướng, đặc biệt là các sản phẩm điện thoại, công nghệ thông tin. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các thương hiệu lớn trên thế giới như: Apple, Samsung, Lenovo, Dell, HP…
+ Về yếu tố kinh tế, chính trị:
Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc trong khoảng 2 năm trở lại đây, lạm phát được kiềm chế, tỉ lệ tăng trưởng có xu hướng tăng, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên. Chính điều này sẽ giúp việc chi tiêu, mua sắm các sản phẩm công nghệ được thúc đẩy.
+ Về yếu tố công nghệ:
Các sản phẩm công nghệ thông tin, đặc biệt là điện thoại, là những dịng sản phẩm có xu hướng thay đổi liên tục, vịng đời sản phẩm ngắn (thường trên dưới 01 năm). Các công ty lớn trên thế giới thường xuyên cho ra mắt các sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội thay thế cho các sản phẩm cũ. Giá cả của các sản phẩm này cũng thay đổi nhanh chóng, theo hướng ngày càng giảm. Chính điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với PSD trong việc quản trị hàng tồn kho, bởi nếu để tồn kho lâu ngày, sản phẩm sẽ bị lỗi thời, khó có thể cạnh tranh với các dịng sản phẩm khác.
2.2.1.2Mơi trường vi mô.
+ Nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp cho PSD đều là cơng ty có tên tuổi như: Samsung, Dell, HP, Acer, Lenovo… Đây là những nhà sản xuất uy tín, đã được tin tưởng trên toàn cầu về chất lượng sản phẩm. Đối với điện thoại Samsung, Công ty sẽ tiến hành mua trong nước, bởi Samsung có 2 nhà máy lớn đặt tại Việt Nam ở tỉnh Bắc Ninh và tỉnh
Thái Nguyên. Đối với các sản phẩm khác, Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất.
+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Ở phân khúc phân phối sỉ mặt hàng công nghệ, FPT Trading, PSD và Digiworld hiện là 3 tên tuổi lớn nhất khi chiếm lĩnh hầu hết thị phần ngành. Trong 3 công ty của ngành phân phối sỉ điện máy, FPT Trading đang chiếm thị phần lớn nhất thị trường với doanh thu vượt trội, bỏ xa 2 đối thủ bám đuổi là PSD và Digiworld.
Bảng 2.2: So sánh doanh thu và lợi nhuận của PSD với đối thủ cạnh tranh.
ĐVT: tỷ đồng
Tên công ty FPT Trading PSD Digiworld
Doanh thu năm 2014 17,504 6,184 4,877
Doanh tu 06 tháng đầu năm 2015 9,421 2,629 2,092
Lợi nhuận năm 2014 548 117 168
Lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2015 300 47 77
Nguồn: CafeF.vn
Tính từ năm 2012 tới nay, doanh thu của FPT Trading liên tục tăng trưởng. 06 tháng đầu năm 2015, doanh thu FPT Trading đạt 9.421 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2014. Một đối thủ khác là Digiworld đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt và thị phần dần được gia tăng. Theo Báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Digiworld ghi nhận doanh thu 2.092 tỷ đồng trong 06 tháng đầu năm 2015. Đối với PSD, trong những năm gần đây đã có sự chững lại so với các đối thủ cùng ngành khi doanh thu chỉ quanh mức 6.000 tỷ đồng và hầu như khơng có sự tăng trưởng đáng kể nào. 06 tháng đầu năm 2015, PSD chỉ ghi nhận doanh thu 2.629 tỷ đồng và đang dần bị Digiworld thu hẹp khoảng cách.
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu thuần của FPT Trading, Digiworld vàPSD. PSD.
Nguồn: CafeF.vn
Riêng về lợi nhuận, trong 06 tháng đầu năm 2015, FPT Trading ghi nhận 300 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp hơn 2 lần tổng lợi nhuận của Digiworld (77 tỷ đồng) và PSD (47 tỷ đồng). Doanh thu PSD có phần đi ngang trong những năm gần đây nhưng lợi nhuận dường sụt giảm nhiều khi chỉ còn 117 tỷ đồng và đã bị Digiworld vượt qua kể từ năm 2014.
Hình 2.3: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của FPT Trading, Digiworld và
PSD.
Nguồn: CafeF.vn
+ Khách hàng:
thoại, máy tính xách tay, linh kiện như: Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, Viễn Thông A, Trần Anh… Công ty không bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
2.2.2 Môi trường bên trong.
2.2.2.1Tình hình nguồn nhân lực.
Tính đến thời điểm 30-6-2015, tổng số lao động của Công ty là 249 người. Cơ cấu lao động của Cơng ty phân theo phịng ban chức năng, giới tính, thời hạn hợp đồng và trình độ chun mơn như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực của PSD tính đến 30/6/2015.
STT Phân loại theo tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính - Nam 167 67.1 - Nữ 82 32.9 2 Thời hạn hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 48 19.3
- Hợp đồng xác định thời hạn 201 80.7 3 Trình độ chun mơn - Trên đại học 3 1.2 - Đại học 157 63.1 - Cao đẳng 36 14.5 - Trung cấp 24 9.6 - Lao động phổ thơng 29 11.6 TỔNG CỔNG 249 100 Nguồn: Phịng Hành chính - Nhân sự PSD, 2015.