STT Đơn vị công tác Số phiếu
(phiếu) Đối tượng điều tra
1. Sở Tài nguyên và Mơi trường 2 01 Phó giám đốc, 01 Cơng chức 2. Phịng Tài ngun và Mơi
trường 3
01 Lãnh đạo phịng, 02 Cơng chức
3. Trung tâm Phát triển quỹ đất
tỉnh 3
01 Lãnh đạo, 02 Viên chức 4. Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng 3 01 Lãnh đạo, 02 Viên chức 5. UBND thành phố 1 01 Lãnh đạo
6. UBND xã/phường 18 18 Lãnh đạo/xã, phường 7. Cơng chức địa chính xã/phường 18 18 Công chức/xã, phường
Tổng số phiếu 48
3.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng tạo quỹ đất của thành phố Nam Định.
3.5.4. Phương pháp so sánh, đánh giá
- Đối với đề tài tiến hành so sánh quy mô tổng số dự án từng năm; việc thu hồi đất qua các năm; so sánh nguồn vốn nhu cầu và được cấp, giá đất thị trường và giá bồi thường nhằm chỉ ra những mặt được và những mặt cịn hạn chế về chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đánh giá thực trạng công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị của thành phố được thực hiện thông qua các tiêu chí sau: Mức độ hài lịng về q trình tổ chức thực hiện; mức sống sau khi bị thu hồi đất; Trình tự thủ tục, đơn giá bồi thường, mức hỗ trợ, các vấn đề mắc phải khi thực hiện tạo quỹ đất...
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sơng Hồng;
Trong phạm vi tọa độ địa lý: - Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đơng.
Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định như sau: (Hình 4.1).
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực; - Phía Đơng giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản.
Thành phố Nam Định nằm tại vị trí trung tâm vùng 4 tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng (Nam Định - Thái Bình - Hà Nam - Ninh Bình), có mạng lưới giao thơng đường bộ - đường sắt - đường sông thuận lợi; cách trung tâm Hà Nội 96 km, trung tâm Hải Phòng 88 km; cách 3 thành phố Thái Bình, Ninh Bình, Phủ Lý là thủ phủ 3 tỉnh (Thái Bình - Ninh Bình - Hà Nam) từ 24 - 30km; có tuyến đường sắt Bắc Nam ga chính (ga Nam Định), có 2 con sơng lớn chảy qua là Sông Hồng và sông Đào là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đồng thời cũng là đường giao thông thủy thuận tiện là điều kiện thuận lợi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ thương mại, dịch vụ phát triển. Thành phố cịn có Quốc lộ 10 đi qua kết nối thuận lợi với hành lang phát triển ven biển dọc theo vùng Duyên Hải Bắc bộ.
b. Địa hình, địa mạo
Thành phố Nam Định nằm giữa vùng châu thổ sơng Hồng nên địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ từ 2,5 đến 4,2m so với mực nước biển.Trên địa bàn có nhiều ao, hồ, kênh mương với sông Đào chảy qua giữa thành phố theo hướng Bắc – Tây Nam. Thành phố có 3 lưu vực tiêu thốt nước chính: lưu vực phía Tây Nam với kênh chính là kênh Gia, lưu vực phía Bắc với kênh chính là T3-11, lưu vực 3 phường, xã nam sơng Đào với kênh chính là CT2. Nhìn chung địa hình Thành phố ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình hạ tầng và nhà ở dân cư cũng như cấp và tiêu thoát nước.
c. Khí hậu
Thành phố Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng Sơng Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đơng).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240C, mùa đơng nhiệt độ trung
bình là 18,90C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, có thể xuống dưới 120C.
Mùa hè nhiệt độ trung bình là 27,80C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8
nhiệt độ có thể lên tới 390C.
- Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình từ 84%, tháng có độ ẩm cao nhất là 94% vào tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là 65% vào tháng 11.
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.470 mm, trong năm lượng mưa phân bố khơng đều, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm khoảng 70% - 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8 ,9 do lượng nước mưa khơng đều nên vào mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lượng nước mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.700 giờ, Vụ hè thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa đơng hướng gió thịnh hành là gió Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4m/s, những tháng cuối mùa đơng gió có xu hướng chuyển dần về phía Đơng. Mùa hè gió thịnh hành là gió Đơng Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Nam Định thường chịu ảnh hưởng của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới bình quân 4 - 6 trận/ năm.
d. Thủy văn
Thành phố Nam Định có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc với mật độ sông vào khoảng 0,5 - 0,7 km/km2. Do đặc điểm địa hình các dịng chảy đều theo hướng Tây bắc - Đông nam, Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của sơng Hồng, nhánh sông Đào và chế độ thuỷ chiều.
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Nam Định chế độ thủy văn sông Đào tại Nam Định như sau:
- Chế độ mực nước: Mực nước trung bình năm: 1,52m; Mực nước cao nhất: 5,77m; Mực nước thấp nhất: -0,4m;
- Lưu lượng: Trung bình: 896m3/s; Lớn nhất: 6,650m3/s; Nhỏ nhất: 0m3/s (nước ngừng chảy);
Ngồi những con sơng hệ thống nước mặt của thành phố Nam Định cịn bao gồm 3 yếu tố chính: Các hồ nước, hệ thống kênh rạch và rất nhiều những ao nhỏ trong các khu làng.
Mực nước trong kênh, hồ ngoại thành phụ thuộc vào chế độ tưới tiêu trong vùng Bắc Hà Nam. Trong mùa mưa các trạm bơm tiêu có nhiệm vụ khống chế mực nước ngập khơng quá 1,4m. Trong thực tế mực nước kênh từ ngoại thành hàng năm ngập lớn hơn 1,4m. Các hồ trong nội thị bị ngập cao trong phạm vi
Hệ thống hồ ao dày đặc tạo ra một kiểu địa hình như một miếng bọt biển, có tác dụng trữ nước và chống úng rất hữu hiệu vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô, Đây cũng là những yếu tố cảnh quan đặc trưng, tạo ra thế mạnh cảnh quan của thành phố Nam Định sau này. Hệ thống kênh rạch nối với nhau thành một mạng lưới, có thể thu nước bơm ra sơng vào mùa mưa và cấp nước từ sông vào mùa khô. Hệ thống tuyến và điểm nước dày đặc này là nét đặc trưng của thiên nhiên vùng đồng trũng, vừa có chức năng trữ nước vừa có tác dụng cảnh quan. Theo lý thuyết, khi một khu vực chuyển từ chức năng nông nghiệp sang xây dựng đơ thị thì hệ số thốt nước mặt sẽ tăng lên 3÷5 lần, yêu cầu đáp ứng lưu lượng thoát nước mặt cũng phải tăng tương ứng. Tất nhiên nhu cầu này có thể được giải quyết bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng sẽ địi hỏi kinh phí và khơng linh họat cho việc thay đổi, xử lý, lại mất đi bản sắc cảnh quan. Với quy mơ mật độ đơ thị như Nam Định có thể yếu tố kỹ thuật thốt nước chưa phải là bài tốn sống cịn, nhưng sự kém hiệu quả về cảnh quan thì đã thể hiện rất rõ, trên cả bản đồ hiện trạng lẫn thực tế đô thị.
e. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra. khảo sát xây dựng tài liệu bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO-UNESCO) phân loại đất thành phố Nam Định bao gồm nhóm đất như sau:
- Nhóm đất phèn: Gồm đất phù sa có phèn tiềm tàng, có glây và đất phèn tiềm tàng sâu diện tích 105,35 ha; nhóm đất này có nguồn gốc từ đất phù sa, đất mặn và đất glây. Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng kết cấu hạt, cục và tảng phù hợp trồng lúa 2 vụ /năm.
- Nhóm đất phù sa: Gồm đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa glây, chua và đất phù sa có tầng đốm rỉ, diện tích 3.256,4 ha. Phân bố ở tất cả các phường xã trên địa bàn thành phố, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn thành phố Nam Định, nhóm đất này được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đào. Hệ thống đê của các dịng sơng chia đất phù sa thành hai vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi đắp hàng năm. Phù hợp trồng lúa 2 vụ /năm và các loại cây hàng năm khác trên địa bàn thành phố.
- Nhóm đất Glây: Gồm có đất glây chua đọng nước diện tích 296,21 ha chủ yếu được phân bổ ở các xã của thành phố. Thành phần cơ giới của đất thay đổi từ trung bình đến nặng.
* Tài nguyên nhân văn
Thành phố Nam Định là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Là vùng đất được mệnh danh là chốn “địa linh nhân kiệt” thành phố Nam Định đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Trên địa bàn thành phố có tổng số 11/16 cơng trình là di tích lịch sử, văn hố cấp Quốc gia (Bao gồm: Cột cờ Nam Định, khu di tích đền Thiên trường và chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), khu di tích đền Cố Trạch, di tích lịch sử số 7 - Bến Ngự. Cửa hàng cắt tốc dưới hầm. cửa hàng ăn uống dưới hầm, hầm chỉ huy Thành uỷ. Bia căm thù, chùa Đệ Tứ, khu chỉ huy sở Nhà máy Dệt Nam Định, khu di tích phố Hàng Thao); 5/16 cơng trình di tích lịch sử văn hố cấp Tỉnh (Đình Kênh, Đình Tức Mặc, Đình thơn Vĩnh Tường, Nhà thở họ - Trần Thọ, Chùa Thỏ); trên 125 cơng trình văn hố như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, bảo tàng ... Các di tích lịch sử văn hố và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thao của các kiến chúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây, đặc biệt tại Nam Định các di tích văn hố lịch sử đều gắn liền với các lễ hội. Do đó là tiềm năng và lợi thế thu hút khách du lịch đến với thành phố.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện dân số, lao động và thu nhập
Theo số liệu chi cục thống kê năm 2017, tính đến năm 2016 dân số thành phố đạt 251.628 người với mật độ dân số 5422 người/km2. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm tới 80,15%. Trong đó số lao động là 103.708 người chiếm 41,21% dân số. Tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ chiếm 4,9% (5.105 người); tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 85.1% (98.603 người).
Từ bảng 4.1 thấy được tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang ngày càng giảm dần từ 7357 người năm 2011 xuống còn 5001 người năm 2016 tức là giảm từ 6,88% xuống còn 4,92%. Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế phi nông nghiệp tăng từ 102.590 người năm 2011 lên 98.603 người năm 2016 tức là tăng từ 93,12% lên 95,08%. Tuy nhiên, điều tiêu cực đó là tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng dần từ 3,41% (năm 2011) đến 4,61% (năm 2016).