Công tác tạo quỹ đất tại Việt Nam và tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 36)

2.3.1. Tạo quỹ đất tại Việt Nam

Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam được ghi rõ trong Hiến pháp qua các thời kỳ khác nhau. Hiến pháp Việt Nam đã có 5 lần được ban hành (1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Tuy nhiên tới Hiến pháp 1980 mới công nhận đất đại thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đứng ra làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai. Bên cạnh đó Luật Đất đai cũng được ra đời: Luật Cải cách ruộng đất 1946, Luật Đất đai 1987, 1993, 2003, 2013. Cho tới Luật Đất đai 2013 thì chính thức quy định công tác phát triển quỹ đất và ban hành các quy định về tổ chức, hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất.

Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đât nhưng việc quy định cụ thể quyền đối với chủ sử dụng đất như quyền thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế đã tạo điều kiện để người sử dụng đất tham gia dễ dàng hơn vào các mối quan hệ giao dịch bất động sản nói chung, thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Điều này là cơ sở để thúc đẩy công tác phát triển quỹ đất trong cả nước.

Trong thời gian qua, công tác phát triển quỹ đất tại các địa phương đã có nhiều tiến bộ. Hiện có 2 hình thức tạo quỹ đất: Một là Nhà nước đứng ra thu hồi và giao lại cho chủ đầu tư; Hai là do chủ đầu tư thỏa thuận trực tiếp với chủ sử dụng đất – thực tế là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hai hình thức này tuy khác nhau nhưng đều phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng và môi trường của đất nước.

- Đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của người dân đều phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp thì việc ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật chi tiết và cụ thể là rất quan trọng. Đồng thời các chính sách, chủ trương, cơ chế, pháp luật cũng phải điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau để công tác phát triển quỹ đất mới có thể thực hiện hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn cả nước tính đến tháng 12 năm 2012 đã thành lập được 62/63 Tổ chức phát tr ển quỹ đất cấp tỉnh (tỉnh Lào Ca chưa thành lập), và 337/696 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện (chiếm 48,42% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

Theo quy định tạ Thông tư l ên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV- BTC thì Tổ chức phát tr ển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện có 09 nh ệm vụ chính như: Tổ chức thực h ện v ệc bồ thường, hỗ trợ và tá định cư; tạo quỹ đất và phát tr ển quỹ đất phục vụ phát tr ển k nh tế - xã hộ ; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tổ chức phát tr ển các khu, đ ểm và nhà tá định cư; tổ chức thực h ện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; quản lý quỹ đất; tổ chức thực h ện đấu g á quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý; cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, cụ thể:

Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh đã: tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (vớ số dự án được g ao thực h ện là 673 dự án, vớ d ện tích là 14.769,09 ha; đã thực hiện hoàn thành được 490 dự án, với diện tích là 8.662,44 ha); xây dựng và phát triển khu tái định cư (số dự án được giao thực hiện là 72 dự án, với diện tích là 684,97 ha; đã thực hiện hoàn thành được 33 dự án, với diện tích là 225,55 ha); quản lý quỹ đất (diện tích đất được giao quản lý

là 7.910,7 ha. Trong đó: đã tham mưu cho UBND cấp có thẩm quyền cấp cho các đối tượng sử dụng là 2.203,59 ha; thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư là 291,54 ha; thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng để bán đấu giá quyền sử dụng đất là 306,26 ha); đấu giá quyền sử dụng đất (đã thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất thành công là 250,20 ha, thu về cho ngân sách Nhà nước 4.501.450,43 triệu đồng).

Tổ chức phát tr ển quỹ đất cấp huyện đã: tổ chức thực h ện bồ thường, hỗ trợ và tá định cư (được g ao thực h ện là 3.203 dự án, vớ d ện tích là 71.377,51 ha; hoàn thành được 1.417 dự án, với diện tích là 29.612,16 ha); xây dựng và phát triển khu tái định cư (số dự án được giao thực hiện là 207 dự án, với diện tích là 1.892,47 ha; đã thực hiện hoàn thành được 77 dự án, với diện tích là 392,63 ha); quản lý quỹ đất (diện tích đất được giao quản lý là 1.080,13 ha. Trong đó: đã tham mưu cho UBND cấp có thẩm quyền cấp cho các đối tượng sử dụng là 619,61 ha; thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư là 792,88 ha; thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng để bán đấu giá quyền sử dụng đất là 194,54 ha); đấu giá quyền sử dụng đất (diện tích đã thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất thành công là 211,87 ha, thu về cho ngân sách nhà nước được 1.273.014,37 triệu đồng).

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện cho thấy nhiệm vụ thực tế mà các tổ chức đang thực h ện chưa trả đều trên các lĩnh vực nh ệm vụ nêu trong các quyết định thành lập. Tuy nh ên, đến nay hầu hết các đơn vị mớ chỉ tập trung thực h ện được nh ệm vụ tổ chức bồ thường, g ả phóng mặt bằng và quản lý quỹ đất đã thu hồ ; Đã có 33/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập và ban hành cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất, tạo điều kiện về nguồn vốn cho các Tổ chức phát triển quỹ đất mở rộng triển khai các nhiệm vụ phát triển quỹ đất. Chính sách pháp luật liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã từng bước được bổ sung hoàn thiện, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất.

2.3.2. Tạo quỹ đất tại tỉnh Nam Định

Trong giai đoạn 2011 – 2016, tỉnh Nam Định đã thực hiện 342 các dự án phát triển quỹ đất. Trong đó có 209 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và 63 dự án chỉnh trang đô thị. Bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các dự án là 1.118,40 ha đất các loại. Tổng số hộ được bồi thường là 23.346 hộ với tổng tiền bồi thường vào

khoảng 3200 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành và bắt đầu phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ bản diện mạo của tỉnh. Điển hình như các dự án: Xây dựng cải tạo những tuyến đường giao thông huyết mạch trên địa bàn tỉnh như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường BOT Nam Định - Mỹ Lộc; Quốc lộ 21 Nam Định - Thịnh Long; tỉnh lộ 490 Nam Định - Nghĩa Hưng và nhiều tỉnh lộ, huyện lộ khác; Các dự án thủy lợi lớn như: Dự án kiên cố hóa mặt đê huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Sò 03 huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường, dự án cải tạo nấng cấp hệ thống kênh Bình Hải - Nghĩa Hưng, Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống sông Sắt huyện Ý Yên, Vụ Bản,...Cụm công nghiệp An Xá thành phố Nam Định, Cụm Công nghiệp Đồng Côi huyện Nam Trực, Khu công nghiệp Bảo Minh; các dự án Văn hóa lớn như: Dự án Văn hóa Trần, Dự án khu di tích Phủ Giầy…

Công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Nam Định nhìn chung được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, tạo được quỹ đất cho phát triển đô thị, phát triển kinh tế, xã hội... Tuy nhiên, công tác này còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Cấp ủy Đảng một số địa phương, cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này, nên chưa thực sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác GPMB; một số nơi còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

- Sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị với hội đồng BT, HT, TĐC, UBND tại một số huyện, xã, phường, thị trấn chưa rõ rệt, hiệu quả chưa cao.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, vai trò trách nhiệm của hội đồng BT, HT, TĐC một số dự án chưa cao, còn tình trạng khoán trắng cho cán bộ, công chức, chuyên viên làm nhiệm vụ GPMB. Hội đồng BT, HT, TĐC không có sự bàn bạc kỹ, khi phát sinh vấn đề kiến nghị, đề nghị không xem xét giải quyết kịp thời thậm chí không có sự thống nhất cao; đến khi phát sinh khiếu kiện mới đề nghị các Sở, ngành, đoàn thể vào cuộc.

- Công tác thanh tra, kiểm tra của cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện Chỉ thị 09/CT-TU và giải quyết các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát hiện được các sai phạm để khắc phục sửa chữa kịp thời.

- Kiến nghị, thắc mắc, khiếu nại của công dân liên quan đến GPMB tuy đã được các cấp các ngành tập trung giải quyết; nhưng một số nơi việc giải quyết đạt hiệu quả chưa cao, một số vụ việc còn kéo dài, cá biệt có nơi vẫn còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trong giải quyết, gây bức xúc đối với một bộ phận người bị thu hồi đất.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trên địa bàn thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện luận văn: từ 4/2016 – 10/2017.

- Số liệu thứ cấp về tạo quỹ đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được thu thập cho gian đoạn 2011 - 2016.

- Số liệu sơ cấp liên quan đến công tác tạo quỹ đất được thu thập trong tháng 6 - 7 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Công tác tạo quỹ đất phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉnh trang đô thị trên địa bàn nghiên cứu;

- Hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi và được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến công tác tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị thuộc các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Nam Định.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành phố Nam Định

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất tại thành phố Nam Định

3.4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 3.4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai 3.4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

3.4.2.3. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2016

3.4.3. Thực trạng tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố Nam Định trên địa bàn thành phố Nam Định

3.4.3.1. Tổng quát việc tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị của thành phố Nam Định

3.4.3.2. Tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng 3.4.3.3. Tạo quỹ đất chỉnh trang đô thị

3.4.3.5. Công tác bố trí vốn tạo quỹ đất

3.4.4. Đánh giá công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định đô thị tại thành phố Nam Định

3.4.4.1. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3.4.4.2. Đánh giá về đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất 3.4.4.2. Đánh giá về đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất

3.4.4.3. Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

3.4.4.4. Đánh giá của cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng khi tạo quỹ đất, người bị thu hồi đất và các cấp chính quyền bị thu hồi đất và các cấp chính quyền

3.4.4.5. Những khó khăn khi thực hiện công tác tạo quỹ đất

3.4.4.6. Những đề xuất của các cán bộ nhằm hoàn thiện công tác tạo quỹ đất 3.4.4.7. Đánh giá chung về công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định

3.4.5. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2016 được thu thập tại Chi cục Thống kế thành phố Nam Định;

- Thu thập số liệu hiện trạng sử dụng đất thành phố 2017, số liệu thống kê kiểm kê đất đai 2016 được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định.

- Thu thập tài liệu, số liệu về kết quả thu hồi đất, kết quả bồi thường và giải phóng mặt bằng tại Ban quản lý dự án và đầu tư; Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định.

- Thu thập số liệu quy hoạch sử dụng đất của thành phố, quy hoạch bổ sung và điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 của thành phố tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Trong giai đoạn 2011 – 2016 thành phố đã thực hiện 57 dự án về phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Tổng số hộ bị thu hồi là 3534 hộ trên địa bàn của 14 phường và 04 xã. Điều tra trực tiếp bằng phiếu in sẵn đối tượng bị thu hồi đất và cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến các dự án thu hồi đất với tổng số phiếu điều tra 48 phiếu. Cụ thể như sau:

- Điều tra 97 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên tổng số 3534 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu theo công thức 3.1.

n1 = N1/(1+N1.e2) (Lê Huy Bá và CS, 2006) (3.1) Trong đó:

n1 - Số lượng phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất;

N1 - Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu;

e - Sai số cho phép (chọn 10%).

- Điều tra 48 cán bộ là những người liên quan trực tiếp thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ TĐC tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đối tượng và số phiếu điều tra thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lượng phiếu điều tra người liên quan đến THĐ, BT, hỗ trợ TĐC

STT Đơn vị công tác Số phiếu

(phiếu) Đối tượng điều tra

1. Sở Tài nguyên và Môi trường 2 01 Phó giám đốc, 01 Công chức 2. Phòng Tài nguyên và Môi

trường 3

01 Lãnh đạo phòng, 02 Công chức

3. Trung tâm Phát triển quỹ đất

tỉnh 3

01 Lãnh đạo, 02 Viên chức 4. Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng 3 01 Lãnh đạo, 02 Viên chức 5. UBND thành phố 1 01 Lãnh đạo

6. UBND xã/phường 18 18 Lãnh đạo/xã, phường 7. Công chức địa chính xã/phường 18 18 Công chức/xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 36)