Đánh giá của cán bộ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 72)

tái định cư khi thu hồi đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn

Số phiếu (phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Đơn giản - Bình thường - Phức tạp 11 32 5 22,91 66,68 10,41 2. Đơn giá bồi thường về đất

- Phù hợp với giá đất thị trường

- Không phù hợp với giá đất thị trường do: + Thấp hơn giá đất thị trường

+ Cao hơn giá đất thị trường

44 4 3 1 91,67 8,33 6,25 1,03 3. Đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất

- Hợp lý

- Không hợp lý do:

+ Thấp hơn giá tài sản trên thị trường + Cao hơn giá tài sản trên thị trường

42 6 4 2 87,50 12,50 8,33 4,16 4. Mức hỗ trợ khi thu hồi đất

- Hợp lý - Không hợp lý 41 7 85,41 14,58 5. Điều kiện sống tại khu tái định cư

- Tốt hơn nơi ở cũ - Không thay đổi - Không bằng nơi ở cũ 34 9 5 70,83 18,75 10,42 6. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tại khu tái định cư

- Tốt hơn nơi ở cũ - Không thay đổi - Không bằng nơi ở cũ 25 15 8 52,08 31,25 16,67

- Đánh giá mức bồi thường về tài sản gắn liền với đất, có 42/48 cán bộ cho rằng hợp lý chiếm 87,50% tổng số cán bộ được phỏng vấn. Lý do cơ bản là khâu kiểm kê được thực hiện tốt, việc xác định giá trị của tài sản gắn liền với đất có độ chính xác cao khi phù hợp so với giá trị thực tế.

- Về mức hỗ trợ khi thu hồi đất cho người bị thu hồi thì có 41/48 cán bộ chiếm 85,41% tổng số cán bộ được hỏi cho rằng là hợp lý. 7/48 cán bộ còn lại (chiếm 14,58%) đánh giá là chưa hợp lý. Nguyên nhân là mức hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất đã được quy định rất cụ thể chi tiết trong Luật đất đai và các trường hợp áp dụng khơng q phức tạp.

- Có 34/48 (tương đương 70,83%) cán bộ đánh giá điều kiện sống tại khu TĐC tốt hơn nơi ở cũ. Có 9/48 cán bộ (chiếm 18,75%) đánh giá không thay đổi hơn so với nơi ở cũ và 5/48 (tương đương 10,42%) đánh giá điều kiện không bằng nơi ở cũ. Nguyên nhân là khu TDDC được quy hoạch tại vị trí hợp lý, có cơ sở hạ tầng đồng bộ và môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, hạn chế là khu TĐC còn mới được xây dựng nên ít người biết đến, dẫn đến dân cư thưa thớt và các hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội kém hơn. So sánh với kết quả đánh giá khu TĐC của người bị thu hồi đất (82,47% đánh giá hài lịng với khu TĐC) từ đó cho thấy khu TĐC đã đáp ứng yêu cầu đặt ra: cho những người bị thu hồi đất có điều kiện và mơi trường sống tốt hơn.

- Có 25/48 cán bộ (chiếm 52,08%) đánh giá điều kiện kinh doanh tại khu TĐC là tốt hơn; 15/48 cán bộ (chiếm 31,25%) đánh giá không thay đổi và 8/48 cán bộ (chiếm 16,67%) đánh giá không bằng nơi ở cũ. Nguyên nhân là khu TĐC có mặt bằng tốt hơn và môi trường kinh doanh mới. Hạn chế của khu TĐC là không đáp ứng với những hộ có xưởng sản xuất hay những nghề yêu cầu mặt bằng rộng. Điều kiện kinh doanh ở khu TĐC nói chung và đối với các hộ gia đình nói riêng được đánh giá là bằng và tốt hơn so với nơi ở cũ.

4.4.4. Đánh giá của cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng khi tạo quỹ đất

Các yếu tố về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như tính chất cơng việc đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tạo quỹ đất. Theo đánh giá của cán bộ tại bảng 4.13:

- Có 31/48 cán bộ đánh giá thiếu vốn dành cho công tác tạo quỹ đất (chiếm 64,58% tổng số cán bộ được phỏng vấn). Có 12/48 cán bộ tương đương 25,00% số cán bộ được hỏi đánh giá vốn dành cho công tác tạo quỹ đất là đủ nhưng khơng kịp thời. Chỉ có 5/48 cán bộ (chiếm 10,42%) đánh giá vốn dành cho công tác tạo quỹ đất là đủ. Ngun nhân chính của tình trạng thiếu vốn là ngân sách Nhà nước dành cho tạo quỹ đất khơng sẵn có và chỉ được phân bổ theo kế hoạch. Nguyên nhân khác là do nguồn vốn dàn trải đến các

dẫn đến vốn không kịp thời là nguồn vốn được cấp chậm hơn so với yêu cầu vốn tại thời điểm cần.

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ về vốn, áp lực công việc, nhân lực, cơ sở vật chất khi tạo quỹ đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn Số phiếu

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Vốn cho tạo quỹ đất

- Đủ, kịp thời - Đủ, không kịp thời - Thiếu 5 12 31 10,42 25,00 64,58 2. Áp lực trong tạo quỹ đất

- Khơng - Có do:

+ Giải quyết trong thời gian ngắn + Kinh phí khơng đủ

+ Công việc nhiều

0 48 33 38 41 0,00 100,00 68,75 79,16 85,42 3. Nhân lực tạo quỹ đất

- Đủ và đáp ứng được yêu cầu công việc

- Nhiều nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc - Thiếu 38 7 3 79,16 14,58 6,25 4. Cơ sở vật chất cho tạo quỹ đất

- Đáp ứng được yêu cầu công việc - Không đáp ứng được yêu cầu công việc

39 9

81,25 18,75

- Yếu tố nhân lực được đánh giá rất quan trọng trong công tác tạo quỹ đất vì đây là cơng việc địi hỏi sự phối hợp của các cấp và sự hoạt động hiệu quả của các cá nhân trong những công việc như tiếp dân, giải quyết thắc mắc, tuyên truyền...Trong bảng đánh giá, có 79,16% tương đương 38/48 cán bộ được phỏng vấn đánh giá nhân lực thực hiện dự án là tương đối đủ và đáp ứng được nhu cầu cơng việc. Có 7/48 cán bộ (tương đương 14,58%) đánh giá nhân lực đủ nhưng chưa thể đáp ứng hết được các yêu cầu công việc và 3/48 cán bộ (chiếm 6,25%) còn lại đánh giá là thiếu nhân lực. Nguyên nhân thiếu nhân lực do trường hợp một người phải phụ trách nhiều dự án và khơng có nguồn nhân lực bổ sung.

- Áp lực công việc của các cán bộ là rất nhiều khi có 100% số cán bộ đều đánh giá rằng ln có áp lực khi thực hiện cơng tác tạo quỹ đất. Có 41/48 cán bộ ( tương đương 85,42% tổng số cán bộ) cho rằng công việc quá nhiều; 38/48 cán bộ (tương đương 79,16% tổng số cán bộ) đánh giá thiếu kinh phí; 33/48 cán bộ (tương đương 68,75% tổng số cán bộ) cho rằng thời gian dành cho các công việc là quá ngắn so với khối lượng công việc phải làm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011 – 2016 có những năm có nhiều dự án cùng thực hiện (như năm 2011 có 16 dự án) nên 1 cán bộ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn 1 dự án. Tình trạng thiếu kinh phí cũng tạo ra áp lực khơng nhỏ đối với cán bộ do chậm , thiếu vốn dẫn đến chậm tiến độ dự án; đồng thời phải hồn thành cơng việc cho đúng thời gian quy định.

- Về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác tại quỹ đất thì được 39/48 cán bộ (chiếm 81,25% tổng số cán bộ được phỏng vấn) cho rằng đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Chỉ có 9/48 cán bộ (chiếm18,75%) đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhận xét chung về sự chuẩn bị về cơ sở vật chất cho công tác tạo quỹ đất tương đối tốt và đầy đủ.

4.4.5. Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất và các cấp chính quyền

Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền về cơng tác tạo quỹ đất được thể hiện trong bảng 4.14.

- Đánh giá về sự hiểu biết của người thu hồi đất, có 12/48 cán bộ đánh giá người dân hiểu biết thực sự về pháp luật (25% số cán bộ điều tra). Có 26/48 cán bộ đánh giá người dân ít hiểu biết về đất đai (chiếm tỷ lệ lớn nhất 54,16%). Chỉ có 20,84% số cán bộ đánh giá người dân khơng hiểu biết gì về pháp luật đất đai. Điều này được giải thích chủ yếu vì các dự án được thực hiện ở trong trung tâm thành phố và ngoại ô nên đa phần các người dân đều có trình độ dân trí mức cao và khá nên ít nhiều hiểu biết về pháp luật đất đai có liên quan đến thu hồi, bồi thường và các thủ tục kèm theo. Những người không hiểu biết về pháp luật đất đai thường là những người lớn tuổi; những người lao động tay chân khơng có thời gian tìm hiểu pháp luật.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất và các cấp chính quyền và các cấp chính quyền STT Tiêu chí đánh giá Ý kiến của người trả lời phỏng vấn Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%)

1. Người bị thu hồi đất hiểu biết pháp luật

- Hiểu biết - Ít hiểu biết - Không hiểu biết

12 26 10 25,00 54,16 20,84 2. Ý thức chấp hành pháp luật của người bị thu hồi đất

- Tốt - Bình thường - Không tốt 6 16 26 12,50 33,34 54,16 3. Phối hợp của người bị thu hồi đất trong quá trình tạo quỹ đất

- Tốt - Bình thường - Khơng tốt 9 16 23 18,75 33,33 47,92 4. Sự quan tâm của các cấp chính quyền về tạo quỹ đất

- Thường xun quan tâm - Ít quan tâm

- Khơng quan tâm

42 6 0 87,5 12,5 0

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân còn kém khi mà tỷ lệ cán bộ đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của người dân không tốt là 54,16%. Tiếp đến là 33,34% số cán bộ đánh giá là bình thường và chỉ có 12,50% tỷ lệ cán bộ đánh giá người dân có ý thức chấp hành tốt.

- Sự phối hợp của người dân trong quá trình thu hồi đất được đánh giá chưa tốt khi có 23/48 cán bộ (chiếm 47,92%) đánh giá ý thức phối hợp không tốt và 16/48 cán bộ (chiếm 33,33% số cán bộ) đánh giá bình thường. Có 9/48 cán bộ (chiếm 18,75%) đánh giá tốt sự phối hợp trong quá trình thu hồi đất của người dân. - Có 42/48 số cán bộ được phỏng vấn đánh giá sự quan tâm của các cấp chính quyền là thường xuyên và sát sao. Điều này cho thấy các dự án tạo quỹ đất có tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến các địa phương cũng như toàn thành phố. Vì vậy được sự quan tâm và chỉ đạo, hướng dẫn của các lãnh đạo về chính

sách cũng như các bước thực hiện quan trọng tạo ra sự thống nhất và đồng thuận trong công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị.

4.4.6. Những khó khăn khi thực hiện cơng tác tạo quỹ đất

Đánh giá của 48 cán bộ tham gia vào cơng tác tạo quỹ đất về những khó khăn mà họ đã gặp phải trong toàn bộ quá trình thực hiện được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Những khó khăn khi thực hiện cơng tác tạo quỹ đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn Số phiếu đồng ý (phiếu) Tỷ lệ (%) Số phiếu không đồng ý (phiếu) Tỷ lệ (%)

1. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được giao cho đơn vị khơng có chức năng thực hiện

40 83,33 8 16,67 2. Hồ sơ địa chính khơng đầy đủ 35 72,91 13 27,09 3. Hồ sơ địa chính khơng được cập nhật 41 85,41 7 14,59 4. Xử lý tình trạng lấn, chiếm đất đai chưa tốt 28 58,33 20 41,67 5. Sự phối hợp của người bị thu hồi đất chưa tốt 12 25,00 36 75,00 6. Thiếu vốn, kinh phí 38 79,16 10 20,84 7. Giá đất tính bồi thường thấp hơn giá thị trường 9 18,75 39 81,25 8. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

chưa tốt

17 35,42 31 64,58 9. Chưa chủ động quỹ đất tái định cư 13 27,08 35 72,92

Kết quả tổng hợp tại bảng 4.15 cho thấy ý kiến về: việc BT, HT, TĐC được giao cho đơn vị khơng có chức năng thực hiện (40/48 người chiếm 83,33%);Hồ sơ địa chính khơng được cập nhật kịp thời (41/48 người chiếm 85,33%); Thiếu vốn, kinh phí (38/48 người chiếm 79,16%) là những khó khăn tiêu biểu khi thực hiện công tác tạo quỹ đất. Tiếp theo là những khó khăn như Hồ sơ địa chính khơng đầy đủ (35/48 phiếu tương đương 72,91% số người được phỏng vấn); Xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai chưa tốt (28/48 người chiếm 58,33%). Nguyên nhân khách quan cho những khó khăn trên: Đơn vị Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng của thành phố về nguyên tắc khơng có chức năng thực hiện cơng tác BT, GPMB tuy nhiên lại là 1 trong 2 đơn vị thực hiện việc BT, HT, TĐC bên cạnh Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh. Sự thiếu cập nhật và không đầy đủ trong

hồ sơ địa chính gây khơng ít khó khăn khi thực hiện cơng tác BT, GPMB và là một trong những nguyên nhân xảy ra sự tranh chấp khiếu nại của người dân. Ngồi ra cịn khó khăn đó là xử lý việc lấn chiếm chưa tốt do cơng tác thanh tra - kiểm tra đất đai cịn chưa đầy đủ thường xuyên.

4.4.7. Những đề xuất của các cán bộ nhằm hồn thiện cơng tác tạo quỹ đất

Tổng hợp những đề xuất của các cán bộ nhằm hồn thiện cơng tác tạo quỹ đất được thể hiện ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ý kiến đề xuất của cán bộ nhằm hồn thiện cơng tác tạo quỹ đất

STT Ý kiến đề xuất Số phiếu

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Tổ chức lại đơn vị thực hiện BT, HT, TĐC 40 83,33 2. Bố trí đủ vốn cho cơng tác tạo quỹ đất 45 93,25 3. Xã hội hóa cơng tác tạo quỹ đất 32 66,67 4. Hồn thiện hồ sơ địa chính 38 79,16 5. Xác định giá đất tính bồi thường phù hợp 11 22,91 6. Xây dựng khu tái định cư đáp ứng nhu cầu tái định cư 15 31,25 7. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 16 33,33 8. Công khai hơn nữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11 22,91 9. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai 19 39,58

10. Khác 5 10,42

Bảng 4.16 cho thấy những ý kiến đóng góp của các cán bộ chủ yếu là những đề xuất về chính sách, cơng tác tổ chức thực hiện BT, HT, TĐC và hồn thiện hồ sơ địa chính.

Tiêu biểu là ý kiến bố trí đủ vốn cho việc tạo quỹ đất có 45/48 phiếu chiếm 93,25% tổng số cán bộ được phỏng vấn. Ý kiến tổ chức lại đơn vị thực hiện BT, HT, TĐC có 40/48 phiếu (chiếm 83,33%). Tiếp sau là ý kiến về việc hoàn thiện hồ sơ địa chính 38/48 phiếu (chiếm 79,16% tổng số cán bộ). Ý kiến xã hội hóa cơng tác tạo quỹ đất chiếm 32/48 phiếu (66,67% tổng số cán bộ được phỏng vấn). Có 19/48 cán bộ (chiếm 39,58%) cho rằng cần phải tăng cường phổ biến, giáo dục luật pháp đất đai để giảm tình trạng khiếu kiện khơng cần thiết và nâng cao ý thức chấp hành phối hợp với bên thực hiện BT, GPMB. Ý kiến nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 16/48 phiếu (chiếm 33,33%); xây dựng khu TĐC đáp ứng nhu cầu TĐC là 15/48 phiếu (chiếm 31,25%); xác định giá đất bồi thường phù hợp với giá thị trường và công khai hơn nữa quy hoạch kế

hoạch sử dụng đất là 11/48 phiếu chiếm (22,91%). Những ý kiến khác bao gồm các ý kiến về việc hỗ trợ đảm bảo nguồn thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất, hạn chế khiếu nại liên quan đến công tác tạo quỹ đất và những chính sách hỗ trợ cho cán bộ khi thực hiện công tác tạo quỹ đất là 5/48 phiếu (chiếm 10,42%).

4.4.8. Đánh giá chung về công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định

4.4.8.1. Những ưu điểm trong công tác tạo quỹ đất

1) Trong giai đoạn năm 2011 – 2016, cơng tác tạo quỹ đất nói chung, tạo quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đơ thị nói riêng thơng qua hình thức thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 72)