Một số hình ảnh thực tế khu tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 69 - 104)

4.4.2. Đánh giá về đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất

Kết quả đánh giá đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất về đời sống, việc làm và thu nhập được tổng hợp ở bảng 4.11.

- Có 36,08% số người được phỏng vấn cho rằng đời sống của họ tốt hơn; 61,85% người được phỏng vấn nhận thấy đời sống của họ khơng thay đổi nhiều và 2,07% cịn lại cho rằng đời sống của họ kém đi. Nguyên nhân mà số lượng người được phỏng vấn khơng thay đổi lớn nhất là vì các dự án xây dựng cơ sở hạ

tầng thường không tạo ra hiệu quả thay đổi ngay mà chỉ tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển. Đời sống của người dân tốt hơn khi họ được thêm nghề và tăng thu nhập liên quan đến dự án bằng các nguồn khác nhau như: tiền bồi thường, hỗ trợ được sử dụng làm vốn; lợi ích kinh doanh khi có vị trí mới tốt hơn; đường xá được mở rộng và vỉa hè thơng thống làm tăng lượng khách. Đối với những người đánh giá đời sống của họ kém đi do bị thu hồi đất nguyên nhân là do mức bồi thường hỗ trợ không bằng những thiệt hại khi họ phải chuyển nghề và thay đổi chỗ ở mới.

Bảng 4.11. Đánh giá của người bị thu hồi đất về đời sống, việc làm, thu nhập sau khi bị thu hồi đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn

Số phiếu (phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Đời sống sau khi bị thu hồi đất 97 100,00

- Tốt hơn - Không thay đổi - Kém hơn 35 60 2 36,08 61,85 2,07 2. Chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất 97 100,00

- Đơn giản - Bình thường - Khó khăn 34 51 12 35,05 52,57 12,38 3. Thu nhập sau khi bị thu hồi đất

- Cao hơn - Không thay đổi - Thấp hơn 97 18 68 11 100,00 18,55 70,11 11,34

- Có 52,57% người được phỏng vấn đánh giá ở mức bình thường khi họ phải chuyển đổi nghề, việc làm. Mức đơn giản được đánh giá bởi 35,05% số người khi họ khơng hề nhận thấy khó khăn khi chuyển đổi nghề. Cịn lại 12,38% số người đánh giá là khó khăn. Nguyên nhân khi mức đánh giá bình thường cao nhất vì họ chuyển đổi sang những nghề mới dễ làm và có mức thu nhập tốt hơn. Đa phần những người đánh giá đơn giản khi chuyển đổi nghề là vì họ trong độ tuổi cịn trẻ dễ dàng học tập, có kiến thức và có tư duy năng động sáng tạo. Đối với những đánh giá khó khăn thì ngun nhân chính là họ có sự phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào nghề trước. Độ tuổi lớn và trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân gây khó khăn khi chuyển đổi nghề mới.

- Thu nhập ổn định sau khi thu hồi đất là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá công tác BT, HT, TĐC cũng như hiệu quả của dự án. Theo ý kiến của người dân bị thu hồi đất thì có 70,11% số người được hỏi cho rằng mức thu nhập của họ khơng thay đổi; tiếp theo số người có ý kiến rằng mức thu nhập của họ tăng lên với trước khi bị thu hồi chiếm 18,55%. Số người có mức thu nhập giảm đi chỉ chiếm 11,34% tổng số người được hỏi. Nguyên nhân khi đa số mức thu nhập của người dân khơng thay đổi vì đa phần nghề nghiệp của họ không bị thay đổi hoặc thay đổi nghề đơn giản và đặc thù nghề nghiệp ít phụ thuộc vào nơi ở mới. Nguyên nhân làm tăng thu nhập của người dân là do điều kiện sống cũng như kinh doanh tại khu TĐC tốt hơn nới cũ; thêm nghề mới và có vốn từ tiền bồi thường. Nguyên nhân làm mức thu nhập của người dân giảm đi là do khi chuyển về khu TĐC khơng có vị trí thuận lợi; điều kiện kinh doanh khơng như trước; bị thay đổi nghề thu nhập thấp hơn và sử dụng tiền bồi thường không hiệu quả.

4.4.3. Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Các cán bộ thực hiện công tác BT, HT, TĐC là các chuyên viên ở phịng Tài ngun và Mơi trường, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thành phố. Phối hợp thực hiện cùng với đó là các lãnh đạo của UBND các phường, cán bộ địa chính,... cùng các nhân viên địa phương khác. Đánh giá của cán bộ đã tham gia vào công tác tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị của thành phố Nam Định được thể hiện ở bảng 4.12.

- Tiêu chí trình tự BT, HT, TĐC: có 32/48 phiếu đánh giá ở mức bình thường chiếm 66,68% số cán bộ được hỏi; 11/48 cán bộ chiếm 66,68% đánh giá ở mức đơn giản; 5/48 cán bộ đánh giá trình tự BT, HT, TĐC ở mức phức tạp chiếm 10,41%. Từ đây có thể nhận xét rằng trình tự và thủ tục BT, HT, TĐC đối với các cán bộ tham gia thực hiện là hợp lý và đơn giản để triển khai. Quy định của Pháp luật về trình tự BT, HT, TĐC rất cụ thể tại điều 69 Luật Đất đai 2013 rất chi tiết tạo thuận lợi cho công tác tạo quỹ đất. Tuy nhiên một số khâu được đánh giá phức theo ý kiến của cán bộ là khâu kiểm kê đất đai và tài sản; khâu lập và thẩm định phương án BT, HT, TĐC.

- Đánh giá mức giá bồi thường về đất: có 91,67% số cán bộ được phỏng vấn tương đương 44/48 cán bộ cho rằng mức giá bồi thường về đất là hợp lý; 4/48 cán bộ còn lại (chiếm 8,33%) cho rằng mức giá bồi thường chưa hợp lý so với giá thị trường. Trong đó, 3/48 cán bộ (chiếm 6,25%) đánh giá thấp hơn so với giá thị trường. Chỉ có 1/48 cán bộ tương đương 1,03% đánh giá cao hơn giá thị

trường. Như vậy công tác định giá đất cũng được các cán bộ thực hiện dự án đánh giá cao khi giá bồi thường là rất phù hợp so với giá thị trường.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất tái định cư khi thu hồi đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn

Số phiếu (phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Đơn giản - Bình thường - Phức tạp 11 32 5 22,91 66,68 10,41 2. Đơn giá bồi thường về đất

- Phù hợp với giá đất thị trường

- Không phù hợp với giá đất thị trường do: + Thấp hơn giá đất thị trường

+ Cao hơn giá đất thị trường

44 4 3 1 91,67 8,33 6,25 1,03 3. Đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất

- Hợp lý

- Không hợp lý do:

+ Thấp hơn giá tài sản trên thị trường + Cao hơn giá tài sản trên thị trường

42 6 4 2 87,50 12,50 8,33 4,16 4. Mức hỗ trợ khi thu hồi đất

- Hợp lý - Không hợp lý 41 7 85,41 14,58 5. Điều kiện sống tại khu tái định cư

- Tốt hơn nơi ở cũ - Không thay đổi - Không bằng nơi ở cũ 34 9 5 70,83 18,75 10,42 6. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tại khu tái định cư

- Tốt hơn nơi ở cũ - Không thay đổi - Không bằng nơi ở cũ 25 15 8 52,08 31,25 16,67

- Đánh giá mức bồi thường về tài sản gắn liền với đất, có 42/48 cán bộ cho rằng hợp lý chiếm 87,50% tổng số cán bộ được phỏng vấn. Lý do cơ bản là khâu kiểm kê được thực hiện tốt, việc xác định giá trị của tài sản gắn liền với đất có độ chính xác cao khi phù hợp so với giá trị thực tế.

- Về mức hỗ trợ khi thu hồi đất cho người bị thu hồi thì có 41/48 cán bộ chiếm 85,41% tổng số cán bộ được hỏi cho rằng là hợp lý. 7/48 cán bộ còn lại (chiếm 14,58%) đánh giá là chưa hợp lý. Nguyên nhân là mức hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất đã được quy định rất cụ thể chi tiết trong Luật đất đai và các trường hợp áp dụng không quá phức tạp.

- Có 34/48 (tương đương 70,83%) cán bộ đánh giá điều kiện sống tại khu TĐC tốt hơn nơi ở cũ. Có 9/48 cán bộ (chiếm 18,75%) đánh giá khơng thay đổi hơn so với nơi ở cũ và 5/48 (tương đương 10,42%) đánh giá điều kiện không bằng nơi ở cũ. Nguyên nhân là khu TDDC được quy hoạch tại vị trí hợp lý, có cơ sở hạ tầng đồng bộ và môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, hạn chế là khu TĐC còn mới được xây dựng nên ít người biết đến, dẫn đến dân cư thưa thớt và các hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội kém hơn. So sánh với kết quả đánh giá khu TĐC của người bị thu hồi đất (82,47% đánh giá hài lịng với khu TĐC) từ đó cho thấy khu TĐC đã đáp ứng yêu cầu đặt ra: cho những người bị thu hồi đất có điều kiện và mơi trường sống tốt hơn.

- Có 25/48 cán bộ (chiếm 52,08%) đánh giá điều kiện kinh doanh tại khu TĐC là tốt hơn; 15/48 cán bộ (chiếm 31,25%) đánh giá không thay đổi và 8/48 cán bộ (chiếm 16,67%) đánh giá không bằng nơi ở cũ. Nguyên nhân là khu TĐC có mặt bằng tốt hơn và môi trường kinh doanh mới. Hạn chế của khu TĐC là không đáp ứng với những hộ có xưởng sản xuất hay những nghề yêu cầu mặt bằng rộng. Điều kiện kinh doanh ở khu TĐC nói chung và đối với các hộ gia đình nói riêng được đánh giá là bằng và tốt hơn so với nơi ở cũ.

4.4.4. Đánh giá của cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng khi tạo quỹ đất

Các yếu tố về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như tính chất cơng việc đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tạo quỹ đất. Theo đánh giá của cán bộ tại bảng 4.13:

- Có 31/48 cán bộ đánh giá thiếu vốn dành cho công tác tạo quỹ đất (chiếm 64,58% tổng số cán bộ được phỏng vấn). Có 12/48 cán bộ tương đương 25,00% số cán bộ được hỏi đánh giá vốn dành cho công tác tạo quỹ đất là đủ nhưng khơng kịp thời. Chỉ có 5/48 cán bộ (chiếm 10,42%) đánh giá vốn dành cho công tác tạo quỹ đất là đủ. Ngun nhân chính của tình trạng thiếu vốn là ngân sách Nhà nước dành cho tạo quỹ đất khơng sẵn có và chỉ được phân bổ theo kế hoạch. Nguyên nhân khác là do nguồn vốn dàn trải đến các

dẫn đến vốn không kịp thời là nguồn vốn được cấp chậm hơn so với yêu cầu vốn tại thời điểm cần.

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ về vốn, áp lực công việc, nhân lực, cơ sở vật chất khi tạo quỹ đất

STT Tiêu chí đánh giá

Ý kiến của người trả lời phỏng vấn Số phiếu

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1. Vốn cho tạo quỹ đất

- Đủ, kịp thời - Đủ, không kịp thời - Thiếu 5 12 31 10,42 25,00 64,58 2. Áp lực trong tạo quỹ đất

- Không - Có do:

+ Giải quyết trong thời gian ngắn + Kinh phí khơng đủ

+ Cơng việc nhiều

0 48 33 38 41 0,00 100,00 68,75 79,16 85,42 3. Nhân lực tạo quỹ đất

- Đủ và đáp ứng được yêu cầu công việc

- Nhiều nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc - Thiếu 38 7 3 79,16 14,58 6,25 4. Cơ sở vật chất cho tạo quỹ đất

- Đáp ứng được yêu cầu công việc - Không đáp ứng được yêu cầu công việc

39 9

81,25 18,75

- Yếu tố nhân lực được đánh giá rất quan trọng trong cơng tác tạo quỹ đất vì đây là cơng việc đòi hỏi sự phối hợp của các cấp và sự hoạt động hiệu quả của các cá nhân trong những công việc như tiếp dân, giải quyết thắc mắc, tuyên truyền...Trong bảng đánh giá, có 79,16% tương đương 38/48 cán bộ được phỏng vấn đánh giá nhân lực thực hiện dự án là tương đối đủ và đáp ứng được nhu cầu cơng việc. Có 7/48 cán bộ (tương đương 14,58%) đánh giá nhân lực đủ nhưng chưa thể đáp ứng hết được các yêu cầu công việc và 3/48 cán bộ (chiếm 6,25%) còn lại đánh giá là thiếu nhân lực. Nguyên nhân thiếu nhân lực do trường hợp một người phải phụ trách nhiều dự án và khơng có nguồn nhân lực bổ sung.

- Áp lực công việc của các cán bộ là rất nhiều khi có 100% số cán bộ đều đánh giá rằng ln có áp lực khi thực hiện cơng tác tạo quỹ đất. Có 41/48 cán bộ ( tương đương 85,42% tổng số cán bộ) cho rằng công việc quá nhiều; 38/48 cán bộ (tương đương 79,16% tổng số cán bộ) đánh giá thiếu kinh phí; 33/48 cán bộ (tương đương 68,75% tổng số cán bộ) cho rằng thời gian dành cho các công việc là quá ngắn so với khối lượng công việc phải làm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011 – 2016 có những năm có nhiều dự án cùng thực hiện (như năm 2011 có 16 dự án) nên 1 cán bộ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn 1 dự án. Tình trạng thiếu kinh phí cũng tạo ra áp lực khơng nhỏ đối với cán bộ do chậm , thiếu vốn dẫn đến chậm tiến độ dự án; đồng thời phải hồn thành cơng việc cho đúng thời gian quy định.

- Về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác tại quỹ đất thì được 39/48 cán bộ (chiếm 81,25% tổng số cán bộ được phỏng vấn) cho rằng đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Chỉ có 9/48 cán bộ (chiếm18,75%) đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhận xét chung về sự chuẩn bị về cơ sở vật chất cho công tác tạo quỹ đất tương đối tốt và đầy đủ.

4.4.5. Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất và các cấp chính quyền

Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền về cơng tác tạo quỹ đất được thể hiện trong bảng 4.14.

- Đánh giá về sự hiểu biết của người thu hồi đất, có 12/48 cán bộ đánh giá người dân hiểu biết thực sự về pháp luật (25% số cán bộ điều tra). Có 26/48 cán bộ đánh giá người dân ít hiểu biết về đất đai (chiếm tỷ lệ lớn nhất 54,16%). Chỉ có 20,84% số cán bộ đánh giá người dân khơng hiểu biết gì về pháp luật đất đai. Điều này được giải thích chủ yếu vì các dự án được thực hiện ở trong trung tâm thành phố và ngoại ô nên đa phần các người dân đều có trình độ dân trí mức cao và khá nên ít nhiều hiểu biết về pháp luật đất đai có liên quan đến thu hồi, bồi thường và các thủ tục kèm theo. Những người không hiểu biết về pháp luật đất đai thường là những người lớn tuổi; những người lao động tay chân khơng có thời gian tìm hiểu pháp luật.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ về người bị thu hồi đất và các cấp chính quyền và các cấp chính quyền STT Tiêu chí đánh giá Ý kiến của người trả lời phỏng vấn Số phiếu (phiếu) Tỷ lệ (%)

1. Người bị thu hồi đất hiểu biết pháp luật

- Hiểu biết - Ít hiểu biết - Không hiểu biết

12 26 10 25,00 54,16 20,84 2. Ý thức chấp hành pháp luật của người bị thu hồi đất

- Tốt - Bình thường - Khơng tốt 6 16 26 12,50 33,34 54,16 3. Phối hợp của người bị thu hồi đất trong quá trình tạo quỹ đất

- Tốt - Bình thường - Khơng tốt 9 16 23 18,75 33,33 47,92 4. Sự quan tâm của các cấp chính quyền về tạo quỹ đất

- Thường xuyên quan tâm - Ít quan tâm

- Không quan tâm

42 6 0 87,5 12,5 0

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân còn kém khi mà tỷ lệ cán bộ đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của người dân không tốt là 54,16%. Tiếp đến là 33,34% số cán bộ đánh giá là bình thường và chỉ có 12,50% tỷ lệ cán bộ đánh giá người dân có ý thức chấp hành tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 69 - 104)