Công tác tạo quỹ đất tại cộng hòa Bun-ga-ri

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 34 - 35)

Cộng hòa Bun-ga-ri nằm ở Đông Âu và là một quốc gia dân chủ nghị viện với nền kinh tế thị trường tự do dựa trên chế độ tam quyền phân lập (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp độc lập và kiểm soát lẫn nhau). Bun-ga-ri có 28 vùng (tương đương tỉnh) và 265 cộng đồng thành phố.

Hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu cộng đồng (cấp thành phố); Sở hữu tư nhân. Đất thuộc sở hữu Nhà nước và cộng đồng được hình thành từ bán đất, đổi đất, nhận từ cá nhân, từ trưng thu bắt buộc. Đất thuộc sở hữu tư nhân thì hình thành từ mua bán, trao đổi, thừa kế, tặng cho...Theo Hiến pháp thì đất thuộc sở hữu tư nhân là bất khả xâm phạm và người sở hữu có quyền được bán, cho thuê, trao đổi, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng đất đai. Tuy nhiên Nhà nước, thành phố có quyền trưng thu vì lợi ích chung bằng tiền hoặc bằng đất có giá trị tương đương.

Quy định trưng thu đất đai và các tài sản gắn liền đất đai để tạo quỹ đất: Nhà nước đại diện là Chính phủ; Thống đốc đứng đầu vùng; Thị trưởng đứng đầu thành phố có quyền trưng thu đất đai và tài sản gắn liền với đất đai (gọi chung là bất động sản) căn cứ theo quy hoạch chuyên ngành và bồi thường bằng tiền hoặc bất động sản khác. Đối với BĐS bị chuyển sang sở hữu Nhà nước thì chỉ bổi thường bằng tiền, còn chuyển sang sở hữu của thành phố thì bồi thường bằng tiền hoặc bất động sản có giá trị tương đương.

Trình tự trưng thu đất: Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện trưng thu đất đai (tương đương Tổ chức phát triển quỹ đất tại Việt Nam) căn cứ quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất theo kế hoạch lập hồ sơ đề nghị Bộ Phát triển vùng và Hạ tầng, Bộ Tài chính thẩm định về quy hoạch và dự trù kinh phí thực hiện trưng thu bất động sản. Khi trưng thu đất nông nghiệp và đất rừng phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Lương thực. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Phát triển vùng và Hạ tầng, Bộ Tài chính trình Chính phủ đề nghị trưng thu đất cho các công trình có tính chất quốc gia (nằm trong địa phận nhiều vùng) hoặc gửi đề nghị đến Thống đốc vùng quyết định đối với các công trình còn lại (nằm trọng địa phận của vùng). Đồng thời, bản sao đề nghị trưng thu đất đai cũng được gửi đến

Nội dung hồ sơ đề nghị trung thu đất gồm: quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt, quyết định phê duyệt dự án, văn bản liên quan đến bất động sản bị trưng thu, dự toán kính phí thực hiện, tên và địa chỉ ngân hàng thương mại chi trả tiền bồi thường. Quyết định trưng thu phải được công bố công khai và Tổ chức thực hiện trưng thu phải đăng thông báo chuyển tiền đến ngân hàng và thời gian chi trả đến chủ sở hữu trên 02 số báo TW và 01 số báo địa phương. Đất được coi là bị trưng thu tính từ lúc tiền bồi thường được chi trả và không quá 03 tháng kể từ ngày chuyển tiền.

Sau 06 tháng kể từ Quyết định trưng thu đất hay Quyết định của Tòa án có hiệu lực mà chưa nộp tiền và Ngân hàng để chi trả thì cấp có thẩm quyền hủy Quyết định trưng thu theo đề nghị của chủ sở hữu trong thời hạn 03 tháng kể từ khi hết hạn chuyển tiền. Trong thời gian 05 năm đối với dự án cấp Quốc gia và 03 năm đối với dự án mà đất bị trưng thu không được sử dụng theo quy hoạch hoặc sai quy hoạch thì chủ sở hữu có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền thu lại đất sau khi hoàn trả lại tiền bồi thường đã nhận. Giá bồi thường được giao cho chuyên gia định giá độc lập căn cứ vào ít nhất 02 giao dịch BĐS lân cận và theo Tiêu chuẩn Định giá của châu Âu năm 2009. Nếu không có thì giá bồi thường sẽ bằng 2 lần giá trị tính thuế và lệ phí liên quan đến BĐS được xác định tại Luật Thuế và Lệ phí. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày Quyết định trưng thu được đăng, chủ sở hữu có quyền khiếu kiện đến Tóa án hành chính tối cao (nếu Quyết định của Chính phủ) và Tòa án hành chính địa phương (nếu là Quyết định của Thống đốc hoặc Thị trưởng). Quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng và người khiếu kiện bắt buộc phải thực hiện và không có quyền khiếu kiện tiếp theo. Nguồn vốn tạo quỹ đất tại Bun-ga-ri bao gồm: Vốn ngân sách của Quốc gia, vốn ngân sách địa phương, vốn hỗ trợ của Liên minh châu Âu, vốn ứng trước của các doanh nghiệp, hợp tác xã và vốn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 34 - 35)