doanh nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh
Nhật Bản định hướng đổi mới sinh thái là đổi mới công nghệ xã hội để đáp ứng thách thức môi trường, hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng hóa các giá trị trong nhân dân với sự tương thích giữa nền kinh tế và môi trường. Các biện pháp cụ thể được thực hiện tại Nhật Bản để khuyến khích loại hình đổi mới xanh này ở cấp độ:
i) Ngành: hoạt động theo hướng sản xuất bền vững sử dụng nguyên vật liệu tái chế và giảm sử dụng tài nguyên, giảm lượng phát thải ra mơi trường
Nippon Keidanren (Liên đồn doanh nghiệp Nhật Bản) là một tổ chức kinh tế toàn diện ra đời vào tháng 5 năm 2002 bởi sự hợp nhất của Keidanren (Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản) và Nikkeiren (Liên đoàn các nhà tuyển dụng Nhật Bản). Với số lượng 1.662 thành viên bao gồm 1.343 công ty, 130 hiệp hội công nghiệp và 47 tổ chức kinh tế khu vực (tính đến tháng 6, 2007). Nhiệm vụ của Nippon Keidanren là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế các tập đoàn, khu vực tư nhân tạo ra giá trị bổ sung trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế bền vững tại Nhật Bản. Năm 1997, Liên đồn đã thơng qua Kế hoạch hành động tự nguyện về Môi trường, cam kết giảm lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2010 xuống mức thấp hơn so với năm 1990. Năm 2005, 35 ngành công nghiệp đã tham gia áp dụng các biện pháp cho mục tiêu này (hoàn toàn chiếm 45% tổng lượng khí thải CO2 của Nhật Bản năm 1990).
ii) Cấp độ cơ sở hạ tầng (triển khai cơ sở hạ tầng khơng phát thải, ví dụ như sản xuất điện đốt than loại không phát thải hiệu quả; thu gom và lưu trữ than / carbon, phân phối và đa dạng hóa các nguồn năng lượng bằng Cơng nghệ; giao thông thân thiện với môi trường hoặc hệ thống Công nghệ thông tin; v.v.)
iii) Người tiêu dùng: đổi mới nhận thức trong nhân dân về tiêu dùng bền vững và phong cách sống xanh. Ví dụ như Bộ Môi trường ban hành Luật về Thúc đẩy mua hàng xanh & Chính sách cơ bản về mua hàng xanh (2001, phối hợp với METI) để thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Nhật Bản.
2.3.1.1.Top Runner
Các sáng kiến chính với mục tiêu hiệu suất đã được phát triển thành các văn bản luật và quy định. Cụ thể, Luật bảo tồn năng lượng sửa đổi (1998) đề ra tiêu chuẩn bắt buộc cho hiệu quả sử dụng năng lượng bằng cách áp dụng Chương trình Top Runner. Đây là một trong những ví dụng điển hình của việc ứng dụng mảng sáng kiến nhãn sinh thái trong quá trình sản xuất. Chương trình được bắt đầu vào năm 1999, là một bộ tiêu chuẩn hiệu quả dành cho các sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng, phạm vi phổ biến rộng rãi như thiết bị gia dụng và xe cơ giới. Tính đến năm
2014, chương trình đã kiểm định liên quan đến 23 loại sản phẩm, phạm vi được chia dựa trên ba tiêu chí:
(1) sản phẩm liên quan đến lô hàng nội địa lớn;
(2) các sản phẩm tiêu thụ một lượng năng lượng đáng kể trong giai đoạn sử dụng; (3) sản phẩm có chức năng đáng kể để cải thiện hiệu quả năng lượng.
Để tuân thủ Tiêu chuẩn Top Runner, nhà sản xuất phải đảm bảo rằng trọng số hiệu quả năng lượng trung bình của các sản phẩm họ bán trong năm mục tiêu phải đạt được các tiêu chuẩn cần thiết. Do đó, khơng phải tất cả các sản phẩm của nhà sản xuất đều phải đáp ứng được mục tiêu, nhưng trung bình, họ phải đạt được các tiêu chuẩn. Tính linh hoạt này cho phép các nhà sản xuất cung cấp một loạt các mơ hình để đáp ứng nhu cầu thị trường, dẫn hướng thị trường để tổng thể năng lượng hiệu quả cao hơn.
Các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng sẽ nhận được nhãn Top Runner tại thời điểm bán; không được dán nhãn khác nhau. Điều này thúc đẩy các công ty cố gắng tạo ra những mơ hình hiệu quả để cạnh tranh giải thưởng Top Runner của Nhật Bản.
Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) có thể tiết lộ tên của các công ty không đạt được cáctiêu chuẩn, cũng như đưa ra các khuyến nghị, lệnh và tiền phạt. Điều này cũng hạn chế tránh việc các công ty công khai tiêu cực. Hiện tại phương pháp này đang được thực hiện tốt, khơng có nhà sản xuất nào được cơng khai là khơng tuân thủ quy định.. Lý do là cấu trúc của thị trường thiết bị Nhật Bản bị chi phối bởi một số lượng hạn chế các nhà sản xuất trong nước và một thứ khác là văn hóa Nhật Bản, nơi mà sự chỉ trích của chính phủ hoạt động có phần giống như một hình phạt nghiêm trọng. Vì thế, các nhà sản xuất rất ủng hộ chương trình, vì họ trực tiếp tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng.
Cho đến nay, chương trình là được coi là một trong những trụ cột chính của chính sách đổi mới xanh của Nhật Bản. Top Runner góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các thành phẩm và phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng
2.3.1.2 Quy định 3R: Giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế
Chương trình 3R ra đời năm 2000 là một quy trình chuyển đổi chất thải rắn thành vật liệu hoặc năng lượng thân thiện với môi trường. Trong những năm 1990, do lượng rác thải gia tăng nhanh trong khi diện tích đất làm bãi chứa rác lại thiếu hụt trầm trọng, Nhật Bản phải ban hành nhiều đạo luật nhằm tạo ra một khung pháp lý khuyến khích tái chế rác thải, như: Luật thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năm 1991; Luật quy định việc tái chế dành riêng cho một số loại rác cụ thể như côngtenơ và bao bì năm 1995, thiết bị điện gia dụng năm 1998, rác thải từ thực phẩm năm 2000, rác thải xây dựng năm 2000 và phương tiện giao thông năm 2002;.
Luật xây dựng xã hội với chu trình vật liệu sạch được thông qua năm 2000 đã tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giải quyết các vấn nạn môi trường. Những điểm chính của luật này là giảm xả thải rác, khuyến khích tái sử dụng, phân loại rác tại nguồn và tái chế rác và đảm bảo xử lý rác theo quy trình sạch. Năm 2004, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước G8 tại Sea Land, Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến này và được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. 3R ngày nay đã trở thành một trào lưu phổ biến và được hưởng ứng trên tồn thế giới. Chương trình 3R địi hỏi phải sử dụng hiệu quả tài nguyên từ thời điểm khai thác cho đến thời điểm thải bỏ cuối cùng và tránh sinh ra chất thải trong q trình đó thơng qua việc thiết kế và sản xuất theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên. Điều này mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường như giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, sản xuất sạch hơn và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cơ hội kinh doanh cho các sản phẩm tái chế và tạo ra việc làm xanh. Nhờ có chương trình này, hiệu suất sử dụng tài nguyên của Nhật Bản đã tăng lên 37% từ năm 2000 đến năm 2007, trong đó chủ yếu nhờ cắt giảm hiệu quả lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt trong ngành xây dựng. Sáng kiến 3R đã được chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân thực hiện rất tốt khi lượng rác công nghiệp và rác thải sinh hoạt phải xử lý ở bước cuối cùng giảm mạnh, chi phí xử lý rác thải cơng nghiệp cũng giảm đáng kể từ 0,53% GDP năm 2001 xuống chỉ còn 0,37% năm 2007.
2.3.1.3. Các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh
• Chính sách tài chính hỗ trợ
Chính sách cụm cơng nghiệp xanh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) thực hiện là ví dụ điển hình của hỗ trợ cơng, có thể được sử dụng để tiếp cận thị trường và nguồn tài chính tư nhân. Ngân sách được chi để hình thành mạng lưới cơng nghiệp tiên tiến, phát triển kỹ thuật, vườn ươm và các cơ sở liên quan cho các doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện để mở rộng thị trường và hợp tác với các tổ chức tài chính. Chính sách này liên quan đến những nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy để tích hợp với dự án Eco-town (Thành phố xanh).
Các dự án Eco-town (thành phố xanh) là ví dụ minh họa điển hình cho sáng kiến của chính phủ trung ương tạo ra các hành động tích cực tại địa phương. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Môi trường (MOE) giới thiệu sáng kiến Thành phố xanh vào năm 1997. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của cả hai bộ đã kích hoạt các sáng kiến xanh sáng tạo ở quy mô tại địa phương nhằm sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên. Thành phố trong tương lai mà Nhật Bản hướng tới có thể bao gồm các yếu tố sau: con người làm trung tâm, tập trung vào từng cá nhân để tạo ra các ngành công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Thành phố xanh (lượng carbon thấp) với công nghệ môi trường tiên tiến như sử dụng năng lượng tái tạo, tịa nhà tái chế, cơng nghệ tiết kiệm năng lượng. Thành phố xanh được trang bị cơ sở hạ tầng cơ bản thông minh, mạng lưới giao thông thông minh, chống lại thiên tai và biến đổi khí hậu.
• Chương trình giao dịch phát thải tự nguyện của Nhật Bản (J-VETS)
Chương trình giao dịch phát thải tự nguyện Nhật Bản (JVETS) đã được Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ) giới thiệu vào tháng 9 năm 2005 để hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của các công ty Nhật Bản. Những công ty tham gia áp dụng với các mục tiêu giảm phát thải tuyệt đối (thay vì dựa trên cường độ phát thải) sẽ được nhận các khoản phụ cấp phát thải. Phụ cấp phát thải từ chính phủ
chi phí cho các hoạt động giảm CO2 của các doanh nghiệp sẽ được chính phủ trợ cấp. Các khoản giải ngân này có thể được giao dịch và sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, nếu các công ty không đạt được mục tiêu, trợ cấp sẽ phải được hồn lại cho chính phủ.
• Mua sắm công xanh
Mua sắm công xanh đã trở thành hành vi bắt buộc tại Nhật Bản vào năm 2001, khi Luật ưu đãi Mua sắm hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường của Nhà nước và các tổ chức khác (Luật về Thúc đẩy mua hàng xanh) đã được thông qua. Luật pháp yêu cầu tất cả các tổ chức chính phủ phát triển chính sách mua sắm xanh; đặt mục tiêu, thực hiện và báo cáo Bộ trưởng Mơi trường hàng năm. Điều này địi hỏi nỗ lực từ cả hai phía chính quyền địa phương cũng như khu vực kinh tế tư nhân. Chính sách thúc đẩy việc mua sắm các hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường đã đưa ra khung chương trình mua sắm xanh ở cấp độ quốc gia và chính phủ xác định các tiêu chí đánh giá cho 246 chủng loại sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả vật liệu và thiết bị được sử dụng trong các cơng trình cơng cộng. Mặc dù các yêu cầu về mua sắm công xanh không bắt buộc ở cấp địa phương, nhưng nhiều địa phương đã tự nguyện thực hiện các biện pháp tương tự và đăng ký mạng lưới hướng dẫn mua sắm xanh. Mở rộng hơn nữa các quy định về mua sắm xanh tới các chính quyền địa phương sẽ tăng cường hiệu quả của các chính sách, đặc biệt từ khi một phần lớn chi tiêu công được đầu tư tại cấp địa phương. Chính phủ đảm bảo rằng các thủ tục đấu thầu được minh bạch, cạnh tranh và không phân biệt giữa các nhà cung ứng tiềm năng. Kể từ khi có chính sách mua sắm cơng xanh, thị phần của các sản phẩm thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi trong nền hành chính cơng đã tăng lên đáng kể. Hơn 90% các sản phẩm và dịch vụ mua sắm của các cơ quan ở trung ương đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường cần thiết.
Hiệp hội Môi trường Nhật Bản (JEA), dưới sự bảo trợ của Bộ Môi trường, quản lý hệ thống chứng nhận sản phẩm môi trường Nhật Bản có tên gọi Nhãn sinh thái (EM). EM được gắn cho các sản phẩm có tác động tới mơi trường thấp hơn so với các sản phẩm tương tự xét trên tồn bộ vịng đời của chúng, từ lúc khai thác nguyên liệu cho tới khâu xử lý. Các nhà sản xuất được trao EM sẽ phải đóng một khoản phí
thường niên, tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng của họ. Hiện nay, thị phần của các sản phẩm có nhãn EM đã tăng lên đáng kể. Việc sử dụng các sản phẩm được chứng nhận EM đã giúp giảm bớt phát thải khí CO2, lượng tiêu thụ tài nguyên và tăng xử lý chất thải. Hiện nay, EM đã trở thành tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất lớn.
- Kết quả vào năm 2005, Mạng lưới mua hàng xanh quốc tế (IGPN) đã được thành lập với sự tham gia của các đối tác từ khắp nơi trên thế giới, để:
- Thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường Hoạt động mua sắm xanh trên toàn thế giới;
- Khảo sát và chia sẻ thơng tin về các hoạt động Mua hàng Xanh tồn cầu, những ví dụ điển hình, thơng tin sản phẩm, chính sách mua hàng và cập nhật xu hướng; - Hài hòa giữa việc Mua sắm xanh và phát triển sản phẩm và dịch vụ thân thiện với mơi trường từ góc độ tồn cầu hóa. Một trong những mục tiêu chính của tổ chức là trong năm năm tới là phát triển cơ sở dữ liệu mua sắm xanh trên toàn cầu.
2.3.2 Kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Toyota tập đoàn Toyota
Toyota Motor là một cơng ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015. Từ khi thành lập đến nay, Toyota đã mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ôtô. Đây cũng là một trong những ví dụ rất điển hình của việc ứng dụng sáng kiến marketing xanh trong hoạt động sản xuất của mình mà các doanh nghiệp rất đáng để học hỏi.
Toyota đã xây dựng và triển khai các chương trình, chiến dịch marketing xanh hoá thương hiệu ở rất nhiều nước trên thế giới. Đầu tiên có thể kể đến là hoạt động hưởng ứng và khuyến khích bảo vệ mơi trường. Năm 2001, Toyota lần đầu tiên tổ chức chương trình Toyota Eco Youth (TEY) và cho đến nay, nó đã trở thành một chương trình thường niên ở Malaysia. Với ý tưởng: “Today’s youth is tomorrow’s future”, Toyota mong muốn các bạn trẻ thấm nhuần và ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
Năm 2015, Toyota đã công bố thách thức mơi trường của mình vào năm 2050, nhằm kêu gọi các hành động bảo vệ mơi trường tại gia đình và nơi làm việc. Bao
chung, tối ưu hóa năng lượng nước; thúc đẩy phát triển mối quan hệ tương thích với mơi trường.
• Thách thức 1 – Phát triển dịng xe mới khơng thải khí CO2. Thách thức này là tiền đề để giảm 90% lượng khí thải CO2 của xe Toyota trong tương lai, xem xét các định mức đã có trong năm 2010. Để thực hiện thử thách này, hãng cần phải tạo ra các động cơ cho xe thông thường hiệu quả hơn và phổ biến các phương tiện thế hệ mới với lượng khí thải CO2 thấp hoặc bằng không. Điều này bao gồm các xe hybird và xe điện.
Prius – một loại xe do Toyota sản xuất, là tên dòng xe Hybrid bán chạy nhất khơng chỉ ở Mỹ mà cịn trên tồn thế giới. Tính đến năm 2010, sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, 1,8 triệu chiếc Prius đã được bán ra, chiếm 70% tổng số xe Hybrid của Toyota tồn cầu. Và Prius ln là cái tên đứng đầu trong bảng xếp hạng