Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 31)

1.2.1. Khái niệm

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Có thể hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tồn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, qua báo cáo tài chính....

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm có liên quan trong nghiên cứu quản lý chiến lược và thường được sử dụng như một biến phụ thuộc.

Lebans và Euske (2006) đã cung cấp một bộ định nghĩa để minh họa cho khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

- Hiệu quả là một tập hợp các chỉ số tài chính và phi tài chính cung cấp thơng tin về mức độ hồn thành mục tiêu và kết quả.

- Hiệu quả có thể được minh họa bằng cách sử dụng mơ hình nhân quả; mơ tả làm thế nào kết quả trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động hiện tại. - Hiệu quả có thể được hiểu khác nhau tùy thuộc vào từng người tham gia vào việc đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp.

- Để xác định khái niệm hiệu quả, cần phải biết đặc điểm cơ bản cho từng lĩnh vực đánh giá.

- Để báo cáo mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp, cần phải đo lường, định lượng được kết quả.

Siminica (2008) đánh giá một công ty hoạt động hiệu quả khi nó ở trạng thái năng suất và hiệu quả. Do đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là phương trình với hai biến năng suất và hiệu quả.

1.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bốn khía cạnh chính bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động, hiệu quả môi trường và hiệu quả Marketing sẽ được phân tích trong bài nghiên cứu này (Xu, L. C., Zhu, T., & Lin, Y., 2005)

1.2.2.1 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là điều kiện tài chính của cơng ty trong một giai đoạn nhất định bao gồm việc huy động và sử dụng vốn; được đo lường bằng một số chỉ số về tỷ lệ an tồn vốn, thanh khoản, địn bẩy, khả năng thanh toán và lợi nhuận. Hiệu quả tài chính là khả năng quản lý và kiểm sốt tài ngun của cơng ty (IAI, 2016). Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có thể được đo lường thơng qua 5 nhóm chỉ số chính. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp (Vanitha, S. and Selvam, M., 2012). Do đó, hiệu quả tài chính cao chính là một cách để đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư (Chakravarthy, 1986) và nó được phản ánh thơng qua hiệu quả sinh lời, hiệu quả giá trị thị trường và hiệu quả tăng trưởng (Cho and Pucik, 2005 and Venkatrâmn, N., & Ramanujam, V., 1986).

- Hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó trong

việc tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận có thể được hiểu là những gì cịn lại từ doanh thu sau khi chi trả các chi phí khác nhau như chi phí sản xuất và chi phí hoạt động. Hiệu quả sinh lời đo lường khả năng tại ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá khứ (Glick, W.H và cộng sự, 2005).

- Hiệu quả giá trị thị trường phản ánh đánh giá bên ngoài và kỳ vọng về hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó nó có một mối tương quan với lợi nhuận trong quá khứ và mức tăng trưởng của các công ty trong tương lai. Chiến lược đa dạng hóa cung cấp một cách giảm thiểu rủi ro hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận (Lingaraja, K., et al., 2015). Do đó, giá trị thị trường của một công ty là một mối quan tâm chính và đó là khả năng dự đoán xu hướng chứng khoán trong tương lai, dựa trên thông tin được công bố công khai. Thông tin liên quan đến lợi nhuận cổ phiếu rất quan trọng đối với cả nhà đầu tư nói chung và các bên liên quan của các cơng ty nói riêng. Bất thường trên thị trường giúp các nhà đầu tư kiếm lợi từ sự biến động của thị trường. Tối đa hóa giá trị của các bên liên quan và nhà đầu tư thông qua hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh trên thị trường chứng khoán bởi các chỉ số của báo cáo tài chính và các thơng tin khác trên thị trường chứng khoán (Tsung-UuanTsay và Yeong-Jia Goo, 2006).

- Hiệu quả tăng trưởng trong quá khứ cho thấy khả năng của công ty trong việc

mở rộng quy mô (Whetten, 1987). Sự tăng trưởng về quy mơ, thậm chí ở cùng mức sinh lời, sẽ làm tăng lượng lợi nhuận và tiền mặt. Các cơng ty có quy mơ lớn có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô và sức mạnh thị trường, dẫn đến tăng lợi nhuận trong tương lai của các công ty. Rajesh Ramkumar và cộng sự (2015) chỉ ra rằng sự phát triển của thị trường tài chính có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, các chỉ số chứng khốn ngồi việc là một chỉ số của biến động thị trường, đóng vai trị là chuẩn mực để đo lường hiệu suất của các cổ phiếu theo chỉ số đó (Selvam et al., 2012)

1.2.2.2 Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Cụ thể, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao khi doanh thu của doanh nghiệp đó tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.

1.2.2.3 Hiệu quả mơi trường

Bao gồm các hiệu quả đạt được của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất: cách thức xử lý rác thải, các chất phát thải và tái chế. Là một cơng cụ phân tích, để so sánh các nhà máy khác nhau trong một công ty hoặc các công ty khác nhau trong một ngành công nghiệp, liên quan đến các đặc điểm môi trường nhất định. Theo Vasanth, V. và cộng sự (2015), điều cần thiết là khi công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động kinh doanh, họ nên chi tiêu một phần của số tiền cho việc bảo vệ môi trường.

1.2.2.4 Hiệu quả marketing

Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa các hoạt động tiếp thị và kinh doanh - Sự hài lòng của khách hàng là thước đo mà tại đó cách thức của sản phẩm và

dịch vụ, được cung cấp bởi một công ty, đáp ứng hoặc vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Nó được coi là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng cung cấp hàng đầu chỉ số về ý định mua hàng và lòng trung thành của người tiêu dùng. Selvam, M. (1992) nhấn

mạnh rằng hiệu quả dịch vụ (Sự hài lòng của khách hàng) của các doanh nghiệp cần được đánh giá từ quan điểm của hành khách (Khách hàng), nhà điều hành, nhân viên, chính phủ, quan sát cơng cộng hoặc cá nhân. Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của cơng ty cũng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của họ. - Hiệu quả thị phần:

Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh hay tồn bộ một thị trường, khơng phải là số lượng khách hàng trong tổng số khách hàng.

Hiệu quả thị phần (market share) là vấn đề quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Hiệu quả được biểu hiện qua phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hoặc sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 31)