Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 101 - 104)

3.2.1.1. Đẩy mạnh liên kết giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp cần hình thành và tăng cường sự liên kết hoạt động giữa nhà quản lý - nhà sản xuất - người tiêu dùng trong việc đẩy mạnh sản xuất xanh và mua sắm xanh. Ví dụ về Apple của Mỹ và Vinamilk của Việt Nam sẽ giúp ích doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động này. Trong mối liên kết đó, sự nghiêm túc của các nhà sản xuất kiên quyết không thu mua vật nguyên liệu không thể tái chế, tái tạo được là rất quan trọng. Từ đó hình thành lên vùng liên kết có quy mô công nghiệp, cung ứng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu cho các ngành hàng chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tham gia tích cực các hiệp hội trong việc tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm xanh, xây dựng các mô hình sản xuất và cung ứng sản phẩm xanh hiệu quả.

3.2.1.2. Nâng cao ý thức của nhân sự doanh nghiệp về vấn đề áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh

Nếu như doanh nghiệp định hướng sáng kiến xanh cá nhân hóa đến từng nhân sự như cách doanh nghiệp Nhật Bản đã làm, thì khi ý thức được tầm quan trọng của sáng kiến xanh, họ sẽ thực hiện nó một cách triệt để thu được hiệu quả cao nhất, chứ không phải chỉ là đối phó khi có các cơ quản lý đến kiểm tra. Theo đó các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần đánh giá đúng tác động đến môi trường. Hầu như các doanh nghiệp

đều thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo vì vậy họ sẽ không hiểu được hết tác động môi trường, nội dung và rách nhiệm của mình. Chính vì thế doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai dự án.

Thứ hai, là trong khâu sản xuất và chế biến, các doanh nghiệp cần xin giấy phép sử

dụng cũng như các nguồn tài nguyên khác, và thực hiện xử lý rác thải theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, là áp dụng phương pháp sản xuất xanh để hướng tới sự phát triển bền vững,

giảm tác động xấu đến môi trường.

3.2.1.3. Tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng xanh để đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi mô hình này của các doanh nghiệp như Apple và Adidas. Quy trình logistics ngược thường được thực hiện theo 4 giai đoạn:

Thứ nhất, tập hợp các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật, hoặc những sản phẩm đã hết hạn sử dụng hay bao bì. Tiếp đó, doanh nghiệp triển khai bước kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Bước ba, xử lý bằng cách tái sử dụng, bán lại, phục hồi sản phẩm hay chuyển thành rác thải. Bước cuối cùng là phân phối lại sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.

Khi tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng, bộ phận logistics ngược phối hợp với các trung tâm phân phối nhằm rà soát các sản phẩm khiếm khuyết hay đã qua sử dụng, phân loại thành các sản phẩm đưa vào tái chế, sử dụng lại hay sử dụng một lần, tiếp tục chuyển vào kho và đưa vào sản xuất. Như vậy, logistics ngược đóng vai trò một trung tâm điều phối, rà soát bao bì, xử lý chất thải, tiêu thụ nhiên liệu và các yếu tố liên quan ở các bước khác nhau của các quá trình chuyển tiếp, tái chế và tái sản xuất hàng hóa trong chuỗi cung ứng xanh. Các hoạt động logistics ngược bao gồm việc tái sử dụng, tái lắp ráp, tân trang, tái chế đang dần được biết đến rộng rãi hơn như 4 chữ R nổi tiếng của quá trình xanh (Reuse, Remanufacturing, Refurbishing, Recycling).

3.2.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong logistic xanh

Các ứng dụng công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của chuỗi cung ứng. Thứ nhất, sử dụng các phần mềm xác định hành trình vận tải, bao gồm: địa điểm giao hàng, kích cỡ, thời gian vận chuyển, khoảng cách và tốc độ

của phương tiện vận chuyển, từ đó đưa ra tính toán cụ thể cho mỗi hành trình vận tải (hàng hóa nào cần giao và giao theo thứ tự như thế nào). Bên cạnh đó, công nghệ thông tin góp phần tăng hiệu quả sử dụng các phương tiện vận tải, thông qua việc nhật thông tin để giảm vận chuyển container rỗng, hệ thống GPS quản lý vị trí thực tế của phương tiện vận tải, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng liên quan đến việc giao hàng (thời gian, địa điểm). Việc học hỏi các doanh nghiệp logistic như USP, FedEx thuộc chuỗi cung ứng của Apple sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin như ERP, MRP, … trong các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc giảm thiểu nguồn lao động, giảm chi phí và tăng năng suất hoạt động. Khi đó rác thải từ các nhà kho, bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải từ các loại máy móc sử dụng trong nhà kho, cũng sẽ giảm đáng kể, góp phần làm xanh hóa chuỗi cung ứng.

3.2.1.5. Tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ và hoạt động R&D

Doanh nghiệp nên chú trọng hơn trong việc đào tạo con người để phát triển năng lực công nghệ, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ theo hướng xanh hoá trong hoạt động thực tiễn cải tiến sản phẩm xanh. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng của tiêu dùng để cải tiến sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm. Để thực hiện hoạt động cải tiến này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế của các doanh nghiệp như Tesla, Toyota…để đem lại hiệu quả môi trường như: giảm phát thải CO2, giảm các chất thải ra ngoài môi trường (nước, không khí, đất…), đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng bộ hóa việc tiêu thụ các nguồn năng lương sạch, năng lượng tái tạo vào trong quy trình sản xuất; sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn; tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; giảm cường độ phát thải khí nhà kính. Vạch ra những quy chuẩn nội bộ cho sản phẩm, tổ chức việc theo dõi, đo lường kết quả hoạt động và cải tiến liên tục.

3.2.1.6. Thiết kế các chiến lược Marketing nâng cao nhận thức về môi trường và phá bỏ những mâu thuẫn hành vi của người tiêu dùng

Để tạo tiền đề cho việc ứng dụng marketing xanh thành công, doanh nghiệp cần có những chương trình nâng cao nhận thức môi trường của người tiêu dùng và khuyến khích họ phá bỏ những mâu thuẫn hành vi của mình nhằm tạo ra một thị trường người tiêu dùng xanh đủ lớn để đầu tư. Doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh

nghiệm truyền thông xanh của Tập đoàn Toyota, Toyota Việt Nam hoặc Panasonic trong quá trình thực hiện. Các chương trình này nên được thiết kế dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng từ các nghiên cứu thị trường thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, các chương trình cần phải đảm bảo tính hấp dẫn và kết nối được người tiêu dùng, tránh trường hợp marketing thiển cận.

Về chương trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên tạo ra những nhân tố thúc đẩy ý thức của người tiêu dùng bao gồm nhân tố lợi ích hay nhân tố đạo đức... Về các chương trình xóa bỏ những mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên xem xét đển các nhân tố rào cản và tạo nhân tố thúc đẩy thói quen mua hàng của họ. Trên nguyên tắc đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách tốt hơn cho sản phẩm xanh. Các rào cản đôi khi không phải là chất lượng sản phẩm, mà đến từ chính tâm lý hoài nghi và ngại thay đổi của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 101 - 104)