3.1. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của doanh
3.1.3. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của một
một số doanh nghiệp Việt Nam
3.1.3.1 Quản trị chuỗi cung ứng xanh
Thành lập 20/8/1976 đến nay, Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Với sản lượng sản xuất hơn 1 triệu tấn sản phẩm mỗi năm với 13 nhà máy, Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Canada. Chiến lược của Vinamilk đạt thành công trong việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh:
Hình 3.1. Mơ hình chuỗi cung ứng sản phẩm của Vinamilk
(Nguồn: Nguyễn Vân Nhung, 2017)
• Nguồn cung ứng đầu vào được quản lí chặt chẽ:
Trong chiến lược kinh doanh và phát triển của Vinamilk việc đầu tư các trang trại chăn ni bị sữa chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi là một mục tiêu chiến lược quan trọng và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu.
Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân ni bị nơng trại ni bị trong nước. Vinamilk tiếp tục duy trì chiến lược ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu từ những khu vực có nền nơng nghiệp tiên tiến có tiêu chuẩn và u cầu về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cao. Nguyên liệu sữa nhập khẩu có
thể được nhập thơng qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Hoa Kỳ, New Zealand và châu Âu.
- Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nơng dân ni bị nơng trại ni bị có vai trị cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa:
+ Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, khơng có bất kỳ mùi vị nào
+ Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn + Độ tươi
+ Độ acid
+ Chỉ tiêu vi sinh
+ Hàm lượng kim loại nặng
+ Dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y
+ Nguồn gốc (khơng sử dụng sữa của bị bệnh).
+ Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 750.
Các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trị thu mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nơng dân nơng trại ni bị và thực hiện cân đo khối lượng sữa kiểm tra chất lượng sữa bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh tốn tiền cho các hộ nơng dân ni bị.
Bên cạnh đó, trong khâu đóng gói sản phẩm Vinamilk cũng sử dụng tồn bộ bao bì hộp giấy cho các sản phẩm sữa nước và sữa giải khát của tập đoàn Tetra Pak Việt Nam với trên 60% là giấy có thể tái chế thành nhiều thành phẩm khác. Khi Tetra Pak tiến hành làm “xanh” sản phẩm của mình thì cũng làm “xanh” sản phẩm của
Tetra Pak tiến hành sản xuất với 3 nguyên tắc 3R: Renewing – Tái sing, Reducing – Giảm thiểu, Recycling – Tái chế. Nguyên vật liệu được sử dụng từ các nguồn rừng tái sinh được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả gỗ được sử dụng đều phải rõ nguồn gốc và khai thác với mức ảnh hưởng môi trường thấp nhất. Tetra Pak yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng chỉ quản lý lâm nghiệp, đạt ISO 14001. Sử dụng vật liệu bao bì tái sinh có thể tái sử dụng, giảm thiểu lượng rác thải và CO2 thải ra môi trường.
Với việc đi sâu vào tiết kiệm các nguồn nguyên liệu, năng lượng sử dụng, các hình thức tái chế… chi phí dành cho bao bì được giảm xuống nên giảm được giá thành. Giá cả của sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng được giảm xuống, hạn chế được chênh lệch giá cả giữa sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm khơng thân thiện. Do đó, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm xanh. Cơng ty có hệ thống kiểm soát chặt chẽ các khía cạnh mơi trường, xác lập một hệ thống kiểm sốt các khía cạnh mơi trường với các biện pháp và hành động cụ thể. Tổ chức việc theo dõi, đo lường kết quả hoạt động và cải tiến sản phẩm theo hướng xanh liên tục.
Với việc chú trọng đầu tư vào công nghệ sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững của mình, Vinamilk đã tạo niềm tin và uy tín trên thị trường trở thành cơng ty sữa số 1 Việt Nam, đứng thứ 49 trong top 50 cơng ty sữa có doanh thu lớn nhất thế giới. Kết quả sản xuất kinh doanh của Vinamilk năm 2018 là năm rất thành công với doanh thu bán hàng đạt 52.629 tỉ đồng. Vinamilk là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách 2000 cơng ty niêm yết lớn nhất tồn cầu, với doanh thu 2,1 tỷ USD và vốn hóa 9,1 tỷ USD.
Vinamilk đã thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu xanh của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội. Vinamilk là ví dụ cho sự thành cơng của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản là những con số về doanh thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà cịn là những gía trị vượt trội và lâu dài mà doanh nghiệp đó xây dựng, mang đến được cho xã hội.
3.1.3.2 Logistics xanh
Thị phần Logistics Việt Nam hiện nay được chia sẻ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, nước ta có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp Logistics nhưng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và phát chuyển nhanh lên tới gần 140.000. Số doanh nghiệp nội địa chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp logisics ở nước ta nhưng chỉ chiếm gần 25% thị phần. Số lượng các tập đoàn lớn trên thế giới xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều như: APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Schenker, BirKart, BJ, Errmey, Sunil Mezario, Hapag Lloyd, Zim, TWT, Sun Express… đang chiếm lĩnh 75% thị phần với khả năng cạnh tranh, mạng lưới rộng khắp, tính chuyên nghiệp, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ cung cấp như quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ giá trị gia tăng, hệ thống thông tin Logistics và trung tâm phân phối.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam năng lực cạnh tranh thấp, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp những Logistics cơ bản như vận tải, giao nhận và thủ tục hải quan. Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng phần mềm làm cản trở và làm hỏng cơ sở hạ tầng phần cứng trong hoạt động Logistics. Vì thế, việc ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, chưa được triển khai sâu rộng. Cụ thể, các nhóm yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến q trình xanh hóa trong Logistics bao gồm:
• Vận tải
Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (CSHT GTVT) của Việt Nam ảnh hưởng đến mức độ xanh hóa trong vận tải xanh của các doanh nghiệp. Để đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam, chúng ta sử dụng các tiêu chí bao gồm: Mức độ ùn tắc, tính kết nối với các CSHT khác, vòng đời sử dụng, mức độ vận hành, vị trí và mức độ phân bổ và số lượng CSHT GTVT. Theo các tiêu chí đó, mức độ ùn tắc là yếu tố tác động đến mức độ xanh hóa Logistics của 81,8% doanh nghiệp. Tiếp đó là tính kết nối giữa các loại cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải (63,6%), vị trí và mức độ phân bổ (54,5%). Các yếu tố như số lượng CSHT và vịng
đời sử dụng ít ảnh hưởng tới mức độ xanh hóa của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.
Hình 3.2. Tác động của cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải tới mức độ xanh hóa Logistics xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam
(Nguồn: Vũ Anh Dũng, 2015)
Mặc dù vận tải đường sắt và đường biển được coi là hai phương thức vận tải ít ơ nhiễm nhất và thân thiện với môi trường nhất nhưng tại Việt Nam, đường bộ là mạng kết nối chủ yếu giữa các khu công nghiệp và cảng biển, điều này làm giảm yếu tố xanh trong hoạt động Logistics tại Việt Nam. Với sự đa dạng của các phương tiện giao thông vận tải tại Việt Nam hiện nay như xe tải, xà lan, tàu hỏa, máy bay và tàu biển, dựa trên các đặc điểm thân thiện với môi trường của từng loại là căn cứ và là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam quyết định thực hiện phương tiện vận tải xanh trong hoạt động Logistics của mình.
Trên thực tế ở Việt Nam, số lượng lớn các phương tiện giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lưu thơng khó khăn tại các tuyến đường. Số lượng các phương tiện vận tải quá nhiều, trong khi năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải cịn yếu, tất yếu dẫn đến ùn tắc. Khi tắc đường xảy ra, các phương tiện vận tải dừng lại trên đường và vẫn tiêu thụ năng lượng, dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả nhiên liệu cũng như thải lượng khí thải nhiều hơn ra mơi trường. Đó là yếu tố quan trọng nhất thể hiện tác động của phương tiện giao thơng vận tải đến mức độ xanh hóa Logistics trong thực hiện chuỗi cung ứng xanh của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, các yếu tố như loại năng lượng tiêu thụ và vòng đời của sản phẩm cũng là những yếu tố quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam sử dụng xăng dầu là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho các phương tiện giao thông vận tải, thậm chí sử dụng cho cả hệ thống phát điện của tàu biển đỗ tại cảng. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu bằng xăng dầu, lượng khí thải ra mơi trường rất lớn nếu so sánh với các loại nhiên liệu khác như năng lượng thay thế hoặc năng lượng điện. Điều này càng trầm trọng hơn bởi hệ thống xe tải, tàu biển và tàu hỏa cũ kỹ, lạc hậu, ít được bảo trì. Lượng năng lượng tiêu thụ càng nhiều, lượng khí thải ra mơi trường càng lớn. Do đó, điều này làm giảm mức độ xanh hóa của hoạt động vận tải xanh. Bên cạnh đó, hệ thống phương tiện giao thơng của Việt Nam thường xuyên chở vượt quá tải trọng, dẫn đến tình trạng làm hỏng đường, gây nguy hiểm cũng như hỏng hóc hàng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, Việt Nam là một nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch và thiếu hụt các tiến bộ kỹ thuật trong sáng chế các nguồn năng lượng mới, thân thiện với mơi trường. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong thúc đẩy áp dụng Logistics xanh.
Thực tiễn cho thấy, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng nhiều hơn một phương tiện vận tải trong hoạt động Logistics của mình, tuy nhiên những hiểu biết về việc sử dụng các phương thức vận tải đa phương tiện nhằm tối ưu lợi ích mơi trường của hoạt động Logistics như: đường bộ - đường sắt - đường biển còn hạn chế. Hệ thống phương tiện vận tải lâu năm, lỗi thời, trước áp lực về tiết kiệm nhiên liệu và giảm tác hại tới môi trường, doanh nghiệp nên lựa chọn thay thế phương tiện vận tải cũ bởi đó khơng chỉ nằm trong kế hoạch đầu tư mà còn giúp hoạt động Logistics có chất lượng và uy tín hơn.
• Kho bãi
Kho bãi là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xanh hóa Logistics của hầu hết các doanh nghiệp. Việc thiếu hụt các kho bãi gần các tuyến đường giao thơng chính, sân bay và cảng biển gây khó khăn trong việc tập hợp hàng hóa trước khi vận chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng.
hưởng đến chất lượng của hàng hóa chứa trong kho. Điều này một phần là do sự thiếu hụt trong việc lắp đặt hệ thống điều hịa nhằm kiểm sốt nhiệt độ và độ ẩm của kho. Ở góc độ gián tiếp, chất lượng của kho bãi ảnh hưởng tới mức độ xanh hóa Logistics khi có quá nhiều nhà kho tập hợp tại một địa điểm cùng với mức độ ngày càng gia tăng của số lượng các phương tiện vận tải là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường nối với cảng cũng như tại cảng. Ngoài ra, sự sắp xếp khơng hợp lý hàng hóa trong kho gây khó khăn cho các nhà vận tải trong việc tìm đúng hàng hóa để bốc dỡ và vận chuyển, dẫn tới việc kéo dài thời gian cũng như chậm trễ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Dẫn tới làm giảm hiệu quả và mức độ xanh hóa Logistics trong thực hiện chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam.
• Hệ thống cơng nghệ thơng tin liên lạc (ITC)
Cơng nghệ thơng tin liên lạc cịn khá mới mẻ trong ngành công nghiệp Logistics tại Việt Nam, đặc biệt là Logistics xanh. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn kém phát triển so với thế giới. Chỉ xét về khía cạnh xây dựng website cũng có thể thấy phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ... Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp Logistics cho mình. Có thể thấy, việc mới áp dụng cũng như chưa đồng bộ trong việc áp dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử giữa các doanh nghiệp gây khó khăn và ít thuận tiện cho việc giải quyết các thủ tục thơng quan hàng hóa, từ đó làm chậm trễ chuỗi cung ứng.
Mặt khác, phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ, trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn cịn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho. Cùng với đó, hệ thống kiểm sốt hàng tổn kho và chất lượng kho bãi chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ trong hoạt động lưu trữ hàng hóa tại kho.
Việc áp dụng hệ thống định vị GPS của hãng vận tải biển để kiểm sốt vị trí của tàu biển là một sáng kiến quan trọng thúc đẩy mức độ xanh hóa trong hoạt động
Logistics xanh. Nhưng do sự thiếu hụt trong sử dụng hệ thống GPS đối với các phương thức vận tải khác làm hạn chế việc kiểm sốt vị trí các phương tiện giao thông dẫn đến việc thực hiện vận tải đa phương thức không hiệu quả do các phương tiện phải mất thời gian chờ tại các nút giao.
Có thể ví dụ điển hình về việc áp dụng Logistic xanh trong quản trị chuỗi cung ứng tại Tập đoàn Tetra Pak Việt Nam – một trong những tập đồn sản xuất bao bì thực phẩm uy tín trên thế giới của Thụy Điển có trụ sở tại Việt Nam.
Bao bì của Tetra Pak được thiết kế đáp ứng nhu cầu khách hàng, và người tiêu dùng, Tetra Pak liên kết để hình thành hệ thống thu gom bao bì để tái chế qua việc đặt thùng rác tại các trường học, hệ thống phân phối, nơi công cộng, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng bảo vệ môi trường. Nhà máy Tetra Pak với chủ trương cắt giảm năng lượng tiêu thụ. Ngồi ra, cơng ty cịn chú ý đến cắt giảm lượng nước được sử