Quy định pháp luật và chính sách của chính phủ Đức về hỗ trợ doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 51 - 62)

2.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Đức về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt

2.2.1. Quy định pháp luật và chính sách của chính phủ Đức về hỗ trợ doanh

nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh

Đức là quốc gia đầu tàu của Châu Âu tiên phong trong việc áp dụng các chính sách tăng trưởng xanh và đạt được những thành tựu rất đáng kể. Trong 40 năm qua, tất cả các cấp chính quyền ở Đức đã điều chỉnh lại các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn với môi trường.

2.2.1.1 Luật cải cách Thuế năng lượng: Định giá năng lượng cho việc làm và bảo tồn tài nguyên

Sau những tranh luận chính trị sơi nổi, đặc biệt là về vai trò của năng lượng hạt nhân trong hỗn hợp năng lượng của Đức, chính phủ Liên bang đã thơng qua tài liệu về “Khái niệm năng lượng” vào tháng 9 năm 2010, thiết lập một khn khổ rộng lớn cho chính sách năng lượng của Đức cho đến năm 2050. Được phát triển bởi liên minh trung tâm cầm quyền, tài liệu này nhằm biến Đức thành một trong những nền kinh tế xanh và hiệu quả nhất thế giới, trong khi vẫn cạnh tranh về giá và mức độ bền vững cao. Theo cam kết của chiến dịch được nêu trong thỏa thuận, chính sách năng lượng xác định các mục tiêu cho trung và dài hạn: tiêu thụ năng lượng chính

sẽ giảm 20% so với mức của năm 2008 và ít nhất 50% vào năm 2050 ; năng lượng tái tạo sẽ chiếm 18% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2020 và ít nhất 80% lượng điện tiêu thụ vào năm 2050; phát thải khí nhà kính sẽ giảm 40% vào năm 2020 và ít nhất 80% vào năm 2050.

Giá năng lượng thông qua thuế và các cơng cụ tài chính khác theo truyền thống đã giữ một vị trí nổi bật trong hỗn hợp chính sách năng lượng của Đức. Đức có giá xăng cao hơn đáng kể so với hầu hết các khu vực khác: đầu năm 2011, một gallon xăng thơng thường có giá hơn 7 USD, cao hơn gấp đơi so với giá trung bình ở Hoa Kỳ. Sự khác biệt về giá gần như hoàn toàn do thuế suất cao hơn đối với dầu và các loại nhiên liệu khác - một loại thuế tiêu thụ đặc biệt có từ thời Đức trước chiến tranh. Tuy nhiên, mãi đến cuối những năm 1990, thuế năng lượng cũng trở thành phương tiện cho chương trình nghị sự xanh của Đức. Năm 1998, một liên minh trung tâm của Đảng Dân chủ Xã hội và các thành viên Đảng Xanh đã cam kết giới thiệu các cơng cụ tài chính mới để giảm gánh nặng thuế đối với lao động và chuyển một phần của nó sang tiêu thụ năng lượng.

Vào năm 2006, luật pháp mới của Liên minh châu Âu, sự thay đổi chính phủ Đức, cùng với khoảng cách trong ngân sách liên bang đã mở chương mới về thuế năng lượng của Đức. Năm 2006, cơ quan lập pháp đã thơng qua Đạo luật thuế năng lượng tồn diện, thiết lập khung tài chính chung cho các sản phẩm năng lượng thông qua các định nghĩa hài hòa, quy tắc thuế và miễn trừ.

2.2.1.2 Luật nguồn năng lượng tái tạo

Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo được coi như là một lĩnh vực điển hình của Đức trong triển khai kinh tế xanh. Giống như nhiều nước trên thế giới, Đức đã thực hiện chiến lược chuyển đổi hệ thống năng lượng thành “Nền kinh tế năng lượng xanh”. Mục tiêu tổng quát của việc chuyển đổi này là để giảm phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu năng lượng.

Trong chính sách “Khái niệm năng lượng quốc gia”, Đức đã xây dựng nhưng quy định về nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường, đáng tin cậy và định

và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Trong sản xuất điện, Đức đặt mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 17% lên hơn 80% vào năm 2050, trong khi từng bước loại bỏ hoàn sản xuất điện từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022. Cắt giảm khí nhà kính (GHG) xuống 40% vào năm 2020 và ít nhất 80% vào năm 2050.

Luật về năng lượng tái tạo của CHLB Đức đã được thông qua tháng 9 năm 2000, đã đặt ra một khung chính sách chung cho năng lượng của Đức đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về năng lượng tái tạo. Chính sách năng lượng tái tạo đặt ra các mục tiêu tham vọng trung hạn và dài hạn về giảm mức tiêu thụ năng lượng 20% vào năm 2020 so với mức tiêu thụ thiết yếu năm 2008 và ít nhất 50% vào năm 2050; tỉ lệ năng lượng tái tạo chiếm 18% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2020 và ít nhất 80% điện năng tiêu thụ trong năm 2050; tiết kiệm hơn 20% năng lượng các hoạt động làm ấm, sưởi vào năm 2020, giảm 80% tiêu thụ năng lượng sơ cấp đến năm 2050, xây dựng tịa nhà thân thiện với khí hậu và tăng gấp đơi tốc độ hiện đại hóa năng lượng lên 2% mỗi năm; tăng sản xuất năng lượng bình qn 2,1% tới năm 2050.

2.2.1.3 Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng xanh

Trong 40 năm qua, đặc biệt là Bắc Âu và Đức, đã trở thành điểm nóng cho sự đổi mới và ứng dụng cơng nghệ xanh để cải thiện môi trường cà cơ sở hạ tầng đô thị. Những công nghệ này, đôi khi được gọi là cơ sở hạ tầng xanh bao gồm đổi mới như mái nhà xanh, mặt tiền xanh và mặt đường thấm. Họ thuận theo các quá trình tự nhiên của đất và thảm thực vật để cung cấp các dịch vụ môi trường cho người dân như quản lý lượng nước mưa, cải tạo nhiệt đô thị và môi trường sống, ngay cả ở các khu vực đô thị dày đặc. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng xanh ở Đức đã được hỗ trợ bởi một loạt các ưu đãi và yêu cầu phức tạp ở nhiều cấp chính quyền. Đáng kể, Luật bảo vệ thiên nhiên liên bang và các quy tắc xây dựng đòi hỏi phải bồi thường, hồi phục hoặc phục hồi cho con người đối với cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ môi trường phát triển xanh. Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật cơ sở hạ tầng xanh có thể được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu này. Luật liên bang cũng yêu cầu các tiểu bang Đức tạo ra các kế hoạch cảnh quan. Do đó, các quốc gia Đức đã đổi mới nhiều

cách tiếp cận để bảo vệ môi trường, nhiều trong số đó có các yếu tố được khuyến khích trước tiên và sau đó u cầu tạo và duy trì cơ sở hạ tầng xanh.

2.2.1.4. Các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh

- Chính sách thuế sinh thái

Cải cách thuế sinh thái được giới thiệu vào năm 1999 với mục tiêu giảm thiểu khí thải CO2, khuyến khích để tạo việc làm và thúc đẩy sáng kiến xanh trong doanh nghiệp. Nội dung điều luật đưa ra thuế đánh vào tiêu thụ điện và tăng dần thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu hóa thạch từ năm 1999 đến 2003. Thuế suất hầu như khơng thay đổi kể từ đó. Một tính năng chính của cải cách thuế sinh thái là việc sử dụng khoảng 90% doanh thu thuế để giảm mức đóng góp tiền lương của người sử dụng lao động và nhân viên. Một phần nhỏ doanh thu thuế được tái chế để hỗ trợ năng lượng tái tạo. Tính năng thứ hai là miễn thuế sinh thái cho các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều năng lượng được đưa ra cạnh tranh quốc tế. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và các lĩnh vực dân cư, thương mại, dịch vụ công cộng và vận tải đường bộ chủ yếu chịu chi phí thuế sinh thái.

- Chương trình hiệu quả tài nguyên

Chương trình hiệu quả tài nguyên được phê chuẩn ngày 29/2/2012, chính quyền liên bang cam kết thực hiện báo cáo 4 năm/lần về thực hiện hiệu quả tài nguyên của Đức, đánh giá tiến trình và cập nhật chương trình. Mục tiêu của chương trình hiệu quả tài nguyên của Đức hướng tới khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và thúc đẩy trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tương lai cũng như góp phần đảm bảo nền tảng thiên nhiên cho một cuộc sống lâu dài.

Các biện pháp thực hiện thử nghiệm và các ưu đãi cho doanh nghiệp tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong chương trình này; giúp các doanh nghiệp Đức hiện thực hóa trách nhiệm toàn cầu đối với các tác động xã hội và sinh thái từ việc sử dụng tài nguyên. Báo cáo đặt trọng tâm vào sử dụng nguyên liệu thô hữu cơ và vô cơ. và sử dụng nguyên liệu thô gắn kết với việc sử dụng các tài nguyên khác như nước, khơng khí, đất, đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, các chỉ số và

Chương trình nghiên cứu tăng cường các biện pháp và sáng kiến xanh tự nguyện, sáng tạo, trong đó bao gồm tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ hệ thống quản lý mơi trường, tích hợp các khía cạnh tài nguyên vào quá trình tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, đặt trọng tâm nhiều hơn vào các sản phẩm và dịch vụ tài nguyên hiệu quả trong mua sắm công, tăng cường dán nhãn sinh thái sản phẩm tự nguyện, chứng nhận hệ thống và tăng cường quản lý chu trình khép kín, lồng ghép hiệu quả sử dụng tài nguyên trong thể chế và tiến trình thực hiện của EU và quốc tế.

- Khuyến khích nơng nghiệp hữu cơ

Một trong những chính sách hiệu quả cho doanh nghiệp cải tiến sản phẩm xanh hướng tới phát triển bền vững quốc gia của Đức chính là gói chính sách thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và bảo tồn bền vững tài nguyên, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như tạo việc làm cho khu vực nơng thơn. Một số chính sách về thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, cụ thể gồm Luật canh tác hữu cơ được phê chuẩn vào tháng 7 năm 2002, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2009 nhằm cải thiện và thúc đẩy phát triển thực phẩm nông nghiệp hữu cơ và các hình thức khác của nông nghiệp bền vững ở Đức. Các cơ quan chức năng của Đức đã đưa ra một loạt các giải pháp khác nhau áp dụng cho tất cả các khâu của chuỗi sản xuất của doanh nghiệp từ sản xuất nông nghiệp, thu hoạch và xử lý đến hoạt động thương mại, tiếp thụ và người tiêu dùng như Giải pháp hỗ trợ tài chính trong khâu sản xuất hữu cơ ở các nơng trại gồm gói hỗ trợ tài chính để chuyển đổi và duy trì canh tác hữu cơ, hỗ trợ tài chính cho giáo dục về canh tác hữu cơ; Triển khai các dịch vụ tư vấn về canh tác hữu cơ, hỗ trợ quá trình sản xuất hữu cơ; Quảng bá và chế biến sản phẩm hữu cơ; Tiêu dùng sản phẩm hữu cơ ngồi hộ gia đình; Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

2.2.2. Kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp ở Đức một số doanh nghiệp ở Đức

2.2.2.1 Tập đoàn Adidas

Tập đoàn Adidas là một tập đoàn đa quốc gia, nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất châu Âu, được thành lập năm 1948 có trụ sở tại Herzogenaurach, Đức. Một số đối

thủ cạnh tranh chính của Adidas là Nike, Puma và Under Armor. Tập đoàn này cũng là hình mẫu cho việc phát triển xanh, cụ thể là cải tiến sản phẩm xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, Adidas thực hiện chương trình “Sáng kiến xanh trong doanh nghiệp” nhằm thực hiện những dự án đầy tham vọng trong việc làm giảm tác động đến môi trường bởi các hoạt động kinh doanh của mình. Với 4 mục tiêu chính là: Năng lượng, nước, rác thải và quy trình bền vững; Adidas đã đạt được những thành công nhất định:

Trong năm 2018, Adidas đã vượt qua mục tiêu giảm khí thải 9% dựa trên mức 2015, đạt được mức giảm tích lũy 24%. Sự sụt giảm tổng lượng khí thải carbon ròng này là kết quả của các chương trình hiệu quả năng lượng đầy tham vọng, ví dụ: việc giới thiệu giám sát hiệu suất năng lượng thời gian thực ở các vị trí quan trọng cho phép khách hàng phản ứng nhanh nếu hiệu suất năng lượng không đi đúng hướng. Ngồi ra, sự thành cơng của các dự án LED được thực hiện trong ba năm liên tục đã cải thiện tích cực chỉ tiêu Năng lượng và C02.

Mục tiêu của Adidas tiến đến năm 2020 là giảm 35% lượng nước sử dụng cho mỗi nhân viên dựa trên mức tiêu thụ năm 2008. Năm 2018, hãng đã vượt qua mục tiêu giảm 29% lượng nước tiêu thụ tích lũy cho mỗi nhân viên, đạt mức giảm 31%. Mặc dù việc củng cố giảm lượng nước tiêu thụ là một thách thức, nhưng việc cải thiện đo lường và giáo dục nhân viên về tiêu thụ nước là những động lực chính hỗ trợ cho mục tiêu trên.

Trong những năm qua, các trang web của Adidas thơng cáo phân tích dịng chất thải của họ và đưa ra các biện pháp để giảm khối lượng chất thải chưa được tái chế thông qua tái chế và phân rác hữu cơ. Tuy nhiên, một số trang web phải đối mặt với những thách thức trong việc đo lường và theo dõi chất thải do thiếu khu vực thu gom và lưu trữ chất thải ở một số quốc gia. Cho đến nay, 50% các trang web của Adidas có hệ thống theo dõi và tỷ lệ phân chia chất thải toàn cầu là 40%. Năm 2018, Adidas đã đạt được mục tiêu rác thải sinh hoạt với mức tiết kiệm tích lũy 44% cho mỗi nhân viên trong các hoạt động sở hữu kể từ năm 2008.

Để giải quyết vấn đề môi trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững, Adidas bắt đầu hợp tác với Parley for the Oceans, một tổ chức được lập ra nhằm nâng cao nhận thức của con người về nạn tàn phá môi trường các đại dương, vào năm 2016. Thay vì lãng ví rác thải, Adidas đã sử dụng nhựa, rác thải biển để tái chế và sử dụng chúng trong sản xuất sản phẩm của mình. Chất thải nhựa bị chặn trên các bãi biển, như Maldives, trước khi nó có thể đến các đại dương khác. Sau đó, chúng được tái chế và tạo thành sợi, trở thành thành phần chính của vật liệu trên của giày Adidas.

Thực tế áp dụng sáng kiến xanh này không chỉ đem lại hiệu quả mơi trường cho Adidas mà cịn đem lại hiệu quả tài chính khá đáng kể. Năm 2018, hãng đã sản xuất hơn năm triệu đôi giày chứa chất thải nhựa tái chế. Cơng ty hiện có kế hoạch tăng gấp đôi con số này trong năm 2019. Đây là kết quả của sự hợp tác thành công giữa nhà sản xuất đồ thể thao và tổ chức mơi trường mạng lưới hợp tác tồn cầu. Ngồi giày dép, công ty cũng sản xuất trang phục từ vật liệu tái chế, chẳng hạn như áo đấu Champions League cho FC Bayern Munich và trang phục cho các tay vợt nổi tiếng tại giải quần vợt Úc mở rộng.

Tính đến năm 2018, giá trị thương hiệu của Adidas là 16,67 tỷ USD. Công ty cũng là một trong những công ty may mặc, phụ kiện và giày dép thể thao có giá trị nhất trên thế giới; chỉ đứng sau Nike trên tồn thế giới. Năm 2018, cơng ty đã sản xuất 409 triệu đôi giày trên toàn thế giới và 457 triệu đơn vị trang phục thể thao, thu hút hơn 57 nghìn khách hàng. Do đó, Adidas đã trở thành một trong những thương hiệu phổ biến khi nhắc đến trang phục thể thao trên tồn cầu. Bên cạnh đó, các chỉ số tài chính của Adidas trong vịng 5 năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận:

Bảng 2.2. Doanh thu, lợi nhuận của Adidas từ năm 2014 – 2018 (Triệu Euro) 2018 2017 2016 2015 2014 Doanh thu 21,915 21,218 18,483 16,915 14,534 Thay đổi (%) 150,8 146 127,1 116,3 100 Lợi nhuận gộp 11,363 10,704 9,100 8,167 6,924 Thay đổi (%) 164,1 154,6 131,4 117,9 100 Lợi nhuận ròng 1,702 1,097 1,017 634 490 Thay đổi (%) 347,3 223,9 207,5 129,4 100

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Adidas)

Bảng trên mô tả doanh thu và lợi nhuận gộp của Adidas trong 5 năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)