Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 99 - 101)

3.1. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của doanh

3.1.4.Nhận xét chung

- Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất mạnh mẽ trong thực hiện phát triển bền vững, nhưng vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều trong việc chuyển đổi quá trình sản xuất từ “nâu” sang “xanh”. Có thể nói rằng kinh tế xanh chỉ phát triển ở những doanh nghiệp lớn vì nó địi hỏi trình độ cơng nghệ cao, vốn đầu tư lớn, trong khi nước ta còn chưa đủ điều kiện để theo đuổi các mục tiêu phù hợp với điều kiện của mình hơn”. Chính sự chưa đồng nhất về quan điểm là rào cản lớn đối q trình chuyển hóa sản xuất, áp dụng sáng kiến xanh

- Trong khi tham gia áp dụng sáng kiến xanh là một kế hoạch dài hạn, doanh nghiệp tham gia phải từ bỏ các điều kiện dễ dàng trong hiện tại để hướng tới những lợi ích xa hơn, thì thiếu kiên nhẫn lại là một điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt khó lịng từ bỏ tư duy thời vụ với những lợi ích trước mắt từ tài nguyên dồi dào, giá nhân công thấp, các điều kiện môi trường lỏng lẻo... để hướng tới kế hoạch có giá trị hơn và bền vững hơn.

- Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào bắt buộc các nhà sản xuất phải xanh hóa q trình sản xuất và cung ứng sản phẩm của mình. Các địa phương hầu như khơng có những quy định và chế tài đủ mạnh để có thể thúc ép các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp sản xuất “xanh hơn”. Ngun do chính là vì chưa có một hệ thống các quy định rõ ràng và cụ thể các tiêu chuẩn thế nào là “xanh” và thế nào là “nâu”, do đó hầu như sản xuất “xanh” ở Việt Nam mới chỉ dừng ở yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cơ chế kiểm tra, giám sát còn quá lẻo do lực lượng mỏng, phải phụ trách địa bàn quá rộng nên các đơn vị kiểm tra ít khi có thể kiểm tra kỹ lưỡng các doanh nghiệp có nguy cơ gây ơ nhiễm, hoặc nếu có phát hiện ra ơ nhiễm và tiến hành xử phạt thì mức xử phạt cũng q nhẹ khơng đảm bảo tính chất răn đe.

- Thực tế cho thấy rằng, cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam còn nghèo nàn, quy mơ nhỏ và chưa đồng bộ, bên cạnh đó Việt Nam là một nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch và thiếu hụt các tiến bộ kỹ thuật trong sáng chế các nguồn năng lượng mới, thân thiện với mơi trường do đó làm giảm mức độ xanh hố của hoạt động vận tải xanh. Ngồi ra, vận tải đường sắt và đường biển được coi là hai phương thức vận tải ít ơ nhiễm nhất và thân thiện với môi trường nhất nhưng tại

Việt Nam, đường bộ là mạng kết nối chủ yếu giữa các khu công nghiệp và cảng biển, điều này làm giảm yếu tố xanh trong hoạt động Logistics tại Việt Nam.

- Nằm trong xu hướng phát triển của marketing xanh trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được những lợi ích xu hướng này mang lại. Bằng chứng là họ đã nghiên cứu và phát triển rất nhiều công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu hay định vị sản phẩm của mình trở thành sản phẩm xanh.

- Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của việc ứng dụng marketing xanh là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tuân thủ theo tồn bộ quy trình marketing xanh cũng như có một chiến lược phù hợp riêng cho doanh nghiệp. Như ở trên đã lấy ví dụ về tập đồn Panasonic là điển hình cho sự áp dụng marketing xanh rất đồng bộ và hệ thống thống không chỉ từ khâu chuẩn bị sản phẩm mà còn cả giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường. Lý do ở đây là bởi Panasonic là một trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới. Do vậy, họ đã sớm nhận thức được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là những tác động đến môi trường và xu hướng phát triển bền vững. Hơn nữa, Panasonic là công ty FDI với nguồn lực tài chính mạnh, cơng nghệ và nhân lực dồi dào nên việc đầu tư cho quy trình Marketing xanh tổng thể là vấn đề khơng khó khăn. Cịn tại các doanh nghiệp nội địa Việt Nam, Marketing xanh mới chỉ bắt đầu du nhập và trở thành xu hướng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy vậy, do cịn nhiều khó khăn khi ứng dụng nên các doanh nghiệp mới chỉ thành công ở giai đoạn chuẩn bị sản phẩm hoặc giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường.

- So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn môi trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa chú trọng đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp, để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn. Mặt khác, hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh cịn rất hạn chế về mặt số lượng, mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định. Bởi thế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để đầu tư, cải tiển sản xuất sản phẩm xanh đáp ứng yêu cầu gắn Nhãn xanh

Việt Nam. Do tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam vẫn hạn chế về mặt số lượng. Bộ Tài nguyên và Môi trường mới chỉ ban hành được 14 tiêu chí cho một số sản phẩm như đồ gia dụng, văn phịng. Rất nhiều sản phẩm khác hiện vẫn chưa có tiêu chí để được dán nhãn, công nhận là sản phẩm thân thiện nên chưa tạo động lực cho doanh nghiệp tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 99 - 101)