Chính sách quốc gia về định hướng phát triển nền kinh tế xanh và tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 75 - 76)

3.1. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của doanh

3.1.1.Chính sách quốc gia về định hướng phát triển nền kinh tế xanh và tăng

trưởng xanh

Tại Việt Nam, Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ngày 25/9/2012 (sau đây gọi là Chiến lược tăng trưởng xanh) đã nêu rõ:

Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế.

- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Từ việc tổng quan các khái niệm về tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, có thể thấy tăng trưởng xanh là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cịn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Kinh tế xanh có tính chất bền vững vì là sự sự kết hợp giữa ba thành tố: kinh tế, xã hội, môi trường. Kinh tế xanh là những hoạt động tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường như là thành tố quan trọng. Ba yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mơ hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và đảm bảo về kinh tế học sinh thái. Kinh tế xanh là mơ hình đánh giá trực tiếp vốn tự nhiên và việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên như một giá trị của kinh tế học, điều này khác biệt và có tiến bộ hơn so với những mơ hình kinh tế trước đó. Trong một nền kinh tế xanh, các chi phí xã hội phải gánh chịu thông qua hệ sinh thái đều có nguồn gốc và phải được hoàn trả bởi các thực thể có khả năng gây hại hoặc thờ ơ với giá trị tự nhiên. Như vậy, có thể nói tăng trưởng xanh và kinh tế xanh có quan hệ rất mật thiết với nhau. Để có được kinh tế xanh thì khơng thể khơng có tăng trưởng xanh và ngược lại.

Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xanh hoá nền kinh tế. Đặc biệt, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định: tăng trưởng kinh tế xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.Trước xu hướng phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam đã và đang triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xanh với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 75 - 76)