Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 106 - 117)

3.2.3.1. Xây dựng quy định mua sắm công xanh

Chính phủ là người tiêu dùng quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh do đó cần phải có khung pháp lý quy định về hành vi mua sắm của chính phủ theo hướng xanh hoá đối với các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Nghiên cứu các chính sách của Chính phủ Nhật Bản về quy định mua sắm công xanh sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần phải hệ thống, đồng bộ hơn về các quy định; bắt đầu từ một Luật về mua sắm xanh và các văn bản dưới luật để cụ thể hoá luật đó. Hệ thống hành lang pháp lý về mua sắm xanh cũng cần phải tích hợp các vấn đề, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Cần phải rà soát để đồng bộ hoá các quy định về mua sắm xanh của chính phủ với các quy định xanh hoá khác trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và chuyển đổi mô hình tăng trường. Ví dụ, các quy định về mua sắm xanh không chồng chéo hay không mâu thuẫn với các quy định về tạo việc làm xanh, về tín dụng xanh, về đầu tư xanh, về công nghệ sạch, về năng lượng xanh...

cho các doanh nghiệp thực hiện chuỗi cung ứng xanh và cung cấp hàng hoá dịch vụ cho mua sắm xanh. Đưa các nội dung của TTX và yêu cầu của các chuẩn mực về xanh đối với các doanh nghiệp trong các nội dung đào tạo để có nội dung thiết thực phục vụ mục tiêu này.

3.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ xanh

Để thực hiện được mục tiêu trên, Việt Nam có thể tham khảo thêm về những tiêu chuẩn hiệu suất môi trường, các chính sách đầu tư choR&D, thành lập các Quỹ, tổ chức tín dụng xanh để hỗ trợ doanh nghiệp tại các nước Mỹ và Nhật Bản. Nhà nước nên xây dựng lộ trình cho việc sử dụng công nghệ sạch, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường; Rà soát, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quy định cụ thể, tiêu chuẩn hiệu suất môi trường trực tiếp, thống nhất và đồng bộ đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;

Nhà nước cần phải nâng cao hơn vai trò của hệ thống tài chính ngân hang, đây là một mắt xích quan trọng trong việc quyết định nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các khu vực kinh tế hoạch định nhằm phát triển nền kinh tế xanh. Với người dân và các tổ chức doanh nghiệp, tín dụng xanh là giải pháp quan trọng, thúc đẩy mua sắm và sản xuất xanh, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và quy trình sản xuất đến môi trường và xã hội, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.

Hình thành các gói hỗ trợ, đầu tư, tín dụng xanh đổi mới công nghệ, sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Cần thiết kế các chính sách ưu đãi và khuyến khích tài chính và phát triển thị trường khoa học công nghệ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong thực tiễn sản xuất. Các chính sách như ưu đãi về thuế, phí, trao quyền ưu tiên trong đấu thầu, trong tiếp cận vốn, đất đai… có thể được áp dụng như những công cụ khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc thực hiện xanh hoá các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các chuỗi sản phẩm. Sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước như vốn tín dụng, cơ chế ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay…

dành cho doanh nghiệp, dự án đầu tư công nghệ sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

3.2.3.3. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội chuỗi cung ứng sản xuất

Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ phát huy năng lực của các Hiệp hội chuỗi cung ứng sản xuất để các hiệp hội đảm nhận trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên về các rào cản thương mại, đăng ký nhãn sinh thái, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ... Trong quá trình thực hiện, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm phát triển Hiệp hội doanh nghiệp, cụm công nghiệp xanh, thành phố sinh thái tại hoặc các quy định về nhãn sinh thái của Nhật Bản và Mỹ. Chính phủ cũng cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền về yêu cầu của các rào cản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phát hành các tờ rơi đến các bên liên quan, vận động để người dân và doanh nghiệp ý thức được việc sản xuất kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, giúp nâng cao tính thích ứng với những biến đổi xấu của môi trường. Chính phủ phải luôn xác định bảo vệ môi trường là một công việc lâu dài, phải làm công phu, bền bỉ, cần được thực hiện một cách đồng bộ giữa các cấp, các ngành, phối hợp chặt chẽ với người dân, lấy con người làm trọng tâm để tuyên truyền, phổ biến.

3.2.3.4. Xây dựng quy định tiêu chuẩn đối với Logistics xanh

Chính phủ cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics xanh với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics xanh minh bạch. Những tiêu chuẩn hiệu suất môi trường tại Mỹ và Đức sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách cụ thể hơn những quy định này. Như quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí NO2, CO2 từ các phương tiện vận tải nhằm hạn chế các loại phương tiện trên đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn các phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải và tiếng ồn. Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc sử dụng đường sắt, đường biển và thủy nội địa trong vận tải hàng; Chính sách quy định về bao bì xanh, rác thải xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh kho

3.2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và quy hoạch cơ sở hạ tầng để phát triển Logistics xanh

Việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai báo hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng, đơn giản, gọn nhẹ, tránh rườm rà làm hàng hoá thông quan khó khăn và chậm trễ, ảnh hưởng đến hợp đồng giao hàng cũng như chất lượng của Logistics.

Chính phủ và các công ty tại Việt Nam cần tích cực chủ động nghiên cứu và áp dụng những biện pháp và sáng kiến xanh về cơ sở hạ tầng Logistics từ kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng Logistics hướng tới tăng trưởng xanh của các nước phát triển trên thế giới. Nhà nước cần quy hoạch hợp lý và thiết kế tổng thể cơ sở hạ tầng Logistics hiện có để nâng cao hiệu quả và hiệu suất toàn diện của hệ thống cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu các chính sách của Đức về cơ sở hạ tầng xanh và giao thông bền vững sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị về cách thiết kế và thực hiện các chính sách logistics xanh tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

3.2.3.6. Xây dựng danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm bổ sung cho quy định về Nhãn Xanh

Trong điều kiện thực tế, dựa vào kinh nghiệm quốc tế tại Nhật Bản và Mỹ; Việt Nam có thể lựa chọn thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái cho một số nhóm sản phẩm thân thiện môi trường, như:

Các nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, phát tán ít chất thải (chè, dừa, gỗ cao su, vật liệu xây dựng…);

Các loại sản phẩm mà việc tiêu thụ chúng không ảnh hưởng xấu đến môi trường trái lại còn có các tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường đất, nước, không khí như các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng hoặc những sản phẩm thay thế (sản phẩm dệt, bao bì giấy, thuỷ tinh, nhựa tái chế,…);

Các loại hình dịch vụ được coi là thân thiện với môi trường như dịch vụ thu gom rác thải, thu gom phế liệu, dịch vụ xử lý chất thải bệnh viện, dịch vụ công viên cây xanh, dịch vụ du lịch sinh thái...

Các nhóm tiêu chí cơ bản sau cho sản phẩm có thể được sử dụng để đánh giá: + Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu;

+ Phát sinh ít chất thải;

+ Có khả năng tái chế, tái sử dụng;

+ Giảm ô nhiễm và có tác dụng cải thiện môi trường đất, nước, không khí.

Các tiêu chí cần được xem xét thường xuyên trên cơ sở những thay đổi của công nghệ, thị trường, yêu cầu ưu tiên về môi trường, sự xuất hiện của các sản phẩm mới cũng như thay đổi nhận thức về môi trường, sản phẩm của các nhà sản xuất và người tiêu dùng… Nhà nước cần có những quyết định phù hợp về việc có nên huỷ bỏ các tiêu chí đã được xây dựng hay nên sửa đổi, bổ sung, nâng cao… hoặc tiếp tục thực hiện tiêu chí đó.

Sau khi đã có danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm được lựa chọn và các tiêu chí môi trường liên quan, các thông tin này cần được công bố công khai trên các phương tiện thuận lợi cho việc người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

3.2.3.7. Quy định chế tài xử phạt và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp

Nhà nước nên có quy định cụ thể và nghiêm khắc hơn về chế tài xử phạt những doanh nghiệp có hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác giám sát của các cơ quan liên quan, từ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các hiệp hội và các tổ chức quần chúng đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp và các dự án kinh tế theo hướng đảm bảo thực hiện TTX triệt để.

Mặt khác, Nhà nước tạo điều kiện để phát huy vai trò của thông tin và truyền thông trong nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của doanh nghiệp nói riêng về TTX; xanh hoá chuỗi cung ứng thông qua sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.

KẾT LUẬN

“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 với mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh và thực hiện phát triển bền vững. Điều này nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp FDI. Theo Chiến lược Tăng trưởng xanh, không chỉ các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đều phải tham gia vào việc bảo vệ môi trường. Đây là yếu tố quan trọng từng bước làm thay đổi mô hình tăng trưởng thiên về khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ, dựa vào vốn và không đảm bảo các yếu tố về môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Việc các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong hơn mười năm qua là kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, dưới áp lực của tăng trưởng, các doanh nghiệp ngày càng thải lượng hóa chất, rác thải, ... nhiều hơn ra môi trường. Bên cạnh đó, hiện tại ở Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp tích cực có trách nhiệm về môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty. Tăng trưởng xanh đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các đơn vị đầu tư vào Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh hướng theo hướng xanh hóa nếu muốn thực hiện tăng trưởng bền vững. Vì thế việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển sẽ góp phần thay đổi tích cực về tư duy và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

Ngành nào cũng cần phải có chiến lược phát triển bền vững gắn với thân thiện môi trường và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp xanh thành công không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn góp phần quảng bá cho thương hiệu của họ. Phát triển một doanh nghiệp thân thiện với môi trường mang lại những lợi ích to lớn cho các chủ doanh nghiệp, những người đang mong muốn kiểm soát chi phí, thu hút khách hàng và kinh doanh có trách nhiệm hơn với xã hội và cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh:

1. Alan McKinnon, Sharon Culliane, Micheal Browne, 2010. Green logistics: Improving enviromental sustainability of logistics. Charterer Institute of Logistics

and Transport (UK), Kogan Page Limited.

2. Ar Ilker, M., (2012) The impact of green product innovation on firm performance and competitive capability: the moderating role of managerial environmental concern. Procedia Soc. Behav. Sci. 854-864.

3. Azevedo, S., Carwalho, H., Machado, V., (2011) The influence of green initiatives on supply chain performance: a case study approach. Transport. Res. Part. 47, 850-871.

4. Bowen, F.E., Cousins, P.D., Lamming, R.C., Faruk, A.C., (2001) The role of supply management capabilities in green supply. Journal of Production and Operation Management Society 10 (2), 174–189.

5. Chan, R.Y., He, H., Chan, H.K., Wang, W.Y., (2012) Environment orientation and corporate performance: the mediation mechanism of green supply chain management and the moderating effect of competitive intensity. Ind. Mark. Manag. 41 (4), 621-630.

6. Chen, Y.-S., Lai, S.-B., Wen, C.-T., (2006) The influence of green innovation performance on corporate advantage in Taiwan. Journal of Business Ethics 67 (4), 331–339.

7. Chen, Y.S., Lin, C.L., Chang, C.H., (2013) The influence of green wash on green wordof-mouth(green WOM): the mediation effects of green perceived quality and green satisfaction. Qual. Quant. 1-15.

8. Craig R. Carter and Dale S. Rogers, 2008. A framework of sustainable supply chain management: moving toward new theory. International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, vol. 38 Iss: 5, pp.360 – 387.

9. Dangelico, R.M.; Pujari, D.; Pontrandolfo, P. Green Product Innovation in Manufacturing Firms: A Sustainability-Oriented Dynamic Capability Perspective. Bus. Strateg. Environ. 2017, 26, 490–506.

10. Fisk, G., (2010) Green marketing: a multiplier for appropriate technology transfer. J. Mark. Manag. 17 (6), 657-676.

11. Frenken, K., & Faber, A. (2009). Introduction: Evolutionary methodologies for analyzing environmental innovations and the implications for environmental policy.

12. Gilbert, 2000. Greening supply chain: Enhancing competitiveness through green productivity. Report of the Top Forum on Enhancing

Competitiveness through Green Productivit held in th Republic of China, 25-27 May, 2000. ISBN: 92-833-2290-8.

13. Green Jr., K.W., Whitten, D., Inman, R.A., (2012) Aligning marketing strategies throughout the supply chain to enhance performance Ind. Mark. Manag.

1008-1018.

14. Hamner, B., (2006) Effects of green purchasing strategies on supplier behaviour. In: Sarkis, J. (Ed.), Greening the Supply Chain. Springer Publishing, London, 25–37.

15. Hansmann, K.W., Claudia, K., (2001) Environmental management policies. In: Sarkis, J.

16. Hazen, B.T., Wu, Y., Cegielski, C.G., Jones-Farmer, L.A., Hall, D.J., (2012). .Consumer reaction to the adoption of green reverse logistics, the international review of retail. Distrib. Consum. Res. 22 (4), 417-434.

17. Huong N., (2010), Development of Reverse Logistics – Adaptability and Transferability. PhD Thesis, Darmstadt University of Technology, Germany.

18. Juwaheer, T.D., Pudaruth, S., Noyaux, M.E., (2012) Analyzing the impact of green marketing strategies on consumer purchasing patterns in Mauritius. World J. Entrepreneursh. Manag. Sustain. Dev. 8 (1), 36-59.

19. Kenneth Pechter & Sumio Kakinuma (1999) Coautorship linkages between University research and Japanese industry. MIT Press.

20. Ko, E., Hwang, Y.K., Kim, E.Y., (2013) Green marketing functions in building a corporate image in the retail setting. J. Bus. Res. 66 (10), 1709-1715.

21. Kushwaha, G.S. & Sharma, N.K. (2016) Green initiatives: a step towards sustainable development and firm’s performance in the automobile industry.

Journal of Cleaner Production 121, 116-129.

22. Lebans, M. & Euske, K. (2006). A conceptual and operational delineation of performance. Business Performance Measurement. Cambridge University Press. 23. Linton, J.D., Klassen, R., Jayaraman, V., (2007) Sustainable supply chains: an introduction. Journal of Operations Management 25 (6), 1075–1082.

24. Lin, R.J., Tan, K.H., Geng, Y., (2013) Market demand, green product innovation, and firm performance: evidence from Vietnam motorcycle industry. J. Clean. Prod. 40, 101-107.

25. McKinsey & Company, 2010. The Road to 2020 and Beyond: What's Driving

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 106 - 117)