Bài học kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 75)

kinh doanh của doanh nghiệp

2.4.1. Những thành tựu đã đạt được

2.4.1.1. Các quy định pháp luật về bảo vệ mơi trường được hồn thiện, chặt chẽ

Để đạt được mục tiêu quốc gia về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, Chính phủ các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản đều có sự can thiệp mạnh mẽ trong việc điều chỉnh thị trường. Các chính sách, đạo luật bảo vệ mơi trường được hồn thiện trên các mặt: sản xuất và dự trữ năng lượng; cơ sở hạ tầng năng lượng; hiệu quả sử dụng năng lượng; vận tải; nước và nước thải, vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; tái chế rác thải. Ví dụ như các chính sách đổi mới điển hình từ Đức trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông vận tải để phát triển logistics được triển khai ở cấp chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang. Đặc biết chính sách cải cách Thuế năng lượng, thuế sinh thái đã tìm cách khai thác nhiều lợi tức cho những người dân, doanh nghiệp ủng hộ thuế mơi trường, bao gồm tính linh hoạt và hiệu quả chi phí cao hơn so với quy định truyền thống, khuyến khích phát triển cơng nghệ sạch và khả năng tăng doanh thu cho đầu tư công hoặc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp như chi phí lao động. Hoặc như chính phủ Mỹ và Nhật ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về Nhãn sinh thái chi tiết, cụ thể và cập nhật liên tục buộc doanh nghiệp không ngừng phát triển, cải tiến công nghệ xanh nhằm đáp ứng được các quy chuẩn khắt khe đó.

Các biện pháp xử lý, chế tài xử phạt nghiêm khắc của Chính phủ các nước buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm túc, trung thực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt ở Nhật Bản, có sự liên kết chặt chẽ về mặt định hướng chính sách hành động của bộ máy Chính phủ đến từng địa phương, hướng đến phát phát triển vi mơ để có tầm nhìn vĩ mơ; mỗi người dân

Nhật Bản đều phải có lối sống xanh, ý thức tự trách nhiệm xã hội, với mơi trường sống để làm nền móng cho quốc gia tăng trưởng xanh bền vững.

2.4.1.2 Chính phủ khuyến khích phát triển tín dụng xanh

Chính phủ các nước Mỹ, Nhật Bản và các tổ chức tài chính, quỹ tín dụng ở những nước đó ln có những ưu đãi về tín dụng xanh, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để khuyến khích thúc đẩy sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh. Chính phủ thơng qua các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư để liên kết vốn với các nhà đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện sáng kiến xanh mà vẫn đảm bảo rủi ro, tạo sư an tâm cho các nhà đầu tư khi tham gia quỹ. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước ln dành ngân sách ưu tiên cho các dự án R&D để đổi mới hệ sinh thái xanh; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để sử dụng, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh.

2.4.1.3. Chính phủ Nhật Bản cụ thể hóa các quy định về mua sắm cơng xanh

Chính phủ Nhật Bản ban hành rất cụ thể các quy định về mua sắm công với các quy định xanh hoá khác trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Các quy định về mua sắm xanh rất rõ ràng, không mâu thuẫn với các quy định về tạo việc làm xanh, về tín dụng xanh, về đầu tư xanh, về công nghệ sạch, về năng lượng xanh... Bên cạnh đó, Chính phủ cịn có chính sách khuyến khích thực hiện quản trị chuỗi giá trị xanh đối với các doanh nghiệp tại địa phương tham gia thực hiện quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo hướng xanh hố, phát triển các cụm cơng nghiệp xanh tại các thành phố xanh. Việc sử dụng những sản phẩm xanh trong mua sắm công của Chính phủ cũng đã kích thích doanh nghiệp hoạt động sản xuất và cải tiến sản phẩm xanh hơn để đáp ứng được những tiêu chuẩn, đồng thời đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm xanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, chính sách cịn hướng đến tính cá nhân hóa để đẩy mạnh thói quen tiêu dùng xanh, lối sống xanh của người dân.

2.4.1.4. Doanh nghiệp ứng dụng thành công quản trị chuỗi cung ứng xanh và tích hợp logistics ngược

Các doanh nghiệp có mối liên kết bền chặt giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, điển hình là Apple đã hình thành những chuỗi cung ứng có giá trị xanh, vùng cụm cơng nghiệp xanh, có nguồn cung ứng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn xanh theo quy định từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến thành phẩm và cuối vòng đời của sản phẩm. Điều này khơng chỉ góp phần xây dựng thương hiệu xanh, tăng tính cạnh tranh cho chính doanh nghiệp chủ lực mà còn là các nhà cung cấp của họ.

Một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành cơng việc tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng xanh để đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng, tăng tính hiệu quả mơi trường của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đơn cử như Adidas, Apple. Các doanh nghiệp cập nhật, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để giảm bớt giá thành, thời gian, chi phí trong q trình vận chuyển hàng hóa, các chất thải ra ngồi mơi trường mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.4.1.5. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho hoạt động cải tiến sản phẩm xanh

Nhìn chung, cải tiến sản phẩm xanh của doanh nghiệp tại các quốc gia Mỹ, Đức, Nhật Bản được chú trọng trên ba yếu tố chính liên quan đến mơi trường bao gồm: giảm thiểu năng lượng sử dụng, giảm nguyên vật liệu đầu vào không thân thiện với môi trường bằng sử dụng vật liệu tái chế và những tác động trong các giai đoạn của vòng đời sản phẩm – quy trình sản xuất, sử dụng sản phẩm và thải loại; có thể kể đến như Tesla và Toyota. Các doanh nghiệp đã và đang tìm thấy nhiều lợi ích từ cải tiến sản phẩm xanh như hiệu quả sử dụng nguồn lực, cải thiện bán hàng, mở rộng thị trường, nâng cao vị thế thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và tạo niềm tin vững chắc khơng chỉ trong long khách hàng mà cịn cho các nhà đầu tư.

2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Một số doanh nghiệp chưa trung thực, minh bạch trong hoạt động quảng cáo xanh

Có thể thấy việc thực hiện tốt sáng kiến xanh đã đem lại những thành công đáng kể cho các doanh nghiệp tại các quốc gia ở Mỹ, Đức và Nhật Bản. Tuy nhiên, đây không phải không phải là biện pháp được áp dụng dễ dàng, qua loa và nếu quá lạm

dụng sáng kiến xanh cho mục đích quảng bá sản phẩm, đánh bóng thương hiệu thì họ sẽ rơi vào cái bẫy tẩy xanh “Greenwash”. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Volkswagen phải chịu hậu quả của việc doanh nghiệp không áp dụng triệt để sáng kiến xanh, truyền thơng sai lệch về hoạt động xanh của mình dẫn tới phản ứng ngược, vấp phải làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng, gây tổn thất không nhỏ cho hình ảnh và hiệu quả kinh doanh của.

Và VW chỉ là số nhỏ trong rất nhiều công ty hiện nay tham gia vào việc tẩy xanh, đánh giá sai lệch về hiệu suất môi trường, không trung thực, minh bạch trong hoạt động quảng cáo xanh hoặc lợi ích mơi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì thế, các doanh nghiệp cần cẩn trọng và có những bước hoạch định chiến lược kinh doanh thật sự xanh hóa thì để có thể trụ vững trên thị trường cạnh tranh và phát triển bền vững.

2.4.2.2. Giá thành các sản phẩm xanh thường cao hơn so với mặt bằng chung

Đa số các doanh nghiệp ở các nước tổ chức thực hiện rất thành công các chiến dịch Marketing xanh giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn thay đổi nhận thức môi trường của người tiêu dùng và khuyến khích sửa bỏ những hành vi tiêu dùng không xanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Marketing xanh đa số sản phẩm xanh của các doanh nghiệp nêu trên thường có ấn định giá thành cao hơn các sản phẩm thông thường khác; như sản phẩm của Apple thường có giá thành đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác như Samsung, Huawei, … Những chiếc xe điện của Tesla thường có giá thành cao hơn so với các dòng xe của Toyota, GM hay Ford.

Đây là một yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến quyết định mua sắm xanh của người tiêu dùng. Vì khi lựa chọn tiêu dùng, họ sẽ sẵn sàng mua một sản phẩm trả mức giá cao nhưng đòi hỏi sản phẩm này phải thực sự vượt trội hơn sản phẩm mà họ đang dùng hoặc các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác giá “mềm” hơn mà vẫn thân thiện với môi trường. Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp không chỉ nghiên cứu, cải tiến sản phẩm của mình xanh hơn để bắt kịp với xu thế của người tiêu dùng mà còn phải ấn định mức giá cạnh tranh để người tiêu dùng có thể dễ dàng chấp nhận sản phẩm xanh

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN XANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)