c. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
2.3.3. Chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư
Như đã phân tích ở trên, thơng qua hoạt động xúc tiến đầu tư có thể giúp các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi biết được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của các địa phương tiếp nhận đầu tư, qua đó các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Bên cạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thì chính sách ưu đãi cũng là một trong những cơng cụ quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới quá trình thu hút đầu tư đối với địa phương tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi. Đối với chính sách đầu tư nói chung, cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật với mục đích để đưa ra khung khổ pháp lý hợp lý trong ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi. Mặt khác, xây dựng mơi trường đầu tư thơng thống, minh bạch, hỗ trợ một cách tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài bỏ vào các dự án trên địa bàn. Trong nhóm các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, địa phương tiếp nhận đầu tư thường tập trung vào các chính sách hỗ trợ sau:
Về chính sách tài chính: Ưu đãi, hỗ trợ về tái chính đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua: (i) chính sách thuế; (ii) chính sách ưu đãi về giá thuê đất hoặc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; (iii) chính sách tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất tín dụng. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện ngân sách của mỗi địa phương, các tỉnh có thể dành các khoản hỗ trợ đối với các nhà đầu tư nước ngồi trong khn khổ pháp luật để khuyến khích, thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển như: Hỗ trợ chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ dự án; Hỗ trợ làm đường giao thông kết nối vào các dự án; Hỗ trợ kinh phí xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án;…
Về hỗ trợ phát triển cơng nghệ sản xuất: Chính quyền địa phương định hướng tập trung phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển, khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như kinh nghiệp quản lý giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính quyền địa phương có thể hỗ trợ chi phí đầu tư cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, phân bổ ngân sách hợp lý cho phát triển hoa học công nghệ tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi, nhằm
đẩy nhanh q trình sản xuất sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng cao.
Chính sách về đất đai, tạo mặt bằng đầu tư sản xuất: Mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp nước ngoài là một trong các nhân tố quan trọng đối với các nhà đầu tư, là yếu tố góp phần tạo nên tính ổn định trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Do đó, các địa phương cần đặc biệt quan tâm tới việc tạo quỹ đất đẩy đủ và hợp lý để các nhà đầu tư nước ngồi có thể tiếp cận dễ dàng, đồng thời cần xây dựng cơ chế tạo sự công bằng, minh bạch trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư và có xét đến yếu tố vùng trong việc xây dựng và ban hành các chính sách về giải phóng mặt bằng, thuê đất để các nhà đầu tư nước ngoài được thụ hưởng đầy ddue các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.