Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-

3.3.1. Về điều kiện tự nhiên

- Điểm mạnh:

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư FDI thông qua hợp tác và liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng hội tụ đủ điều kiện hội nhập trực tiếp với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thứ nhất, Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Thủ đơ Hà Nội, có điều kiện thuận lợi là xã hội và hạ tầng kỹ thuật của vùng đang được tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại. Trong vùng, Bắc Giang được xem là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đơ Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Sức cạnh tranh của Bắc Giang đang được củng cố đáng kể thông qua hệ thống đường giao thông kết nối với Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Thứ hai, Bắc Giang nằm dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, cụ thể Bắc Giang nằm trên hành lang cao tốc quốc lộ 1A (qua Hà Nội-Bắc Ninh-Bắc Giang-Lạng Sơn), thuộc trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành làng kinh tế Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn, đây cũng là 1 trong 6 hành lang vận tải chính của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngồi ra, Bắc Giang cịn nằm trong hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (hành lang xuyên Á Nam Ninh-Singapore), có cơ hội tham gia sự kết nối với các trung tâm đô thị, cảng biển, hàng không trên tuyến hành lang kinh tế này.

Lợi thế vị trí này càng đậm nét khi quy mơ thương mại Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng cao, nhất là xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã có sự gia tăng lớn trong vài năm gần đây. Trong bối cảnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn cũng tăng trưởng mạnh, năm 2021 đạt trên 5 tỷ USD và tiếp tục tăng trong các năm tới, một trong những yếu tố góp phần sự gia tăng này đó là có làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc

vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam để tận dụng lợi thế vị trí địa lý có thể kết nối sản xuất với công ty mẹ ở Trung Quốc (Quảng Đơng). Bắc Giang do đó có thể trở thành một trung tâm logistic lớn của vùng nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội nhờ vào điều kiện thuận lợi này.

Thứ ba, Bắc Giang nằm trong vùng kinh tế năng động, các địa phương lân cận đã thành công trong thu hút đầu tư FDI, đặc biệt là đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới gồm Samsung, Cannon, Foxconn, ABB, Sumitomo. Đây là một lợi thế cho Bắc Giang vì các cơng ty đa quốc gia thường lựa chọn đặt vị trí đầu tư dựa trên yếu tố có tích tụ kinh tế.

Bắc Giang có 389.550 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 315.900 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 64,4% diện tích tự nhiên.

Tiềm năng khống sản tỉnh Bắc Giang nói chung khơng lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: Năng lượng, kim loại, khống chất cơng nghiệp, vật liệu xây dựng thơng thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng cơng nghiệp, dân dụng, giao thơng như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp; khống sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi như: Quặng đồng, vàng, chì, kẽm.

-Điểm yếu:

Bắc Giang nằm gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ là thủ đơ Hà Nội, TP Hải Phịng và Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng là một bất lợi đối với tỉnh về cạnh tranh thu hút đầu tư FDI, tìm kiếm thị trường. Đồng thời chịu áp lực lớn từ thị trường Trung quốc.

Một số khu vực miền núi, địa hình có độ dốc cao, khó khăn cho việc quy hoạch phát triển các khu, CCN, đầu tư phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư FDI; một số vùng có địa hình trũng, thấp, rất dễ ngập úng khi mưa lũ xảy ra.

Bắc Giang có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú song trữ lượng thấp. Nguồn nước mặt cũng như nước ngầm một số khu vực thiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w