c. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
2.2.2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (Raymond Vernon – 1966)
1966)
S.Hirsch đã đưa ra lý thuyết này trước tiên và sau đó được R.Vernon kế thừa và phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này giải thích cả đầu tư nước ngồi và thương mại quốc tế, cho rằng đầu tư nước ngoài là một giai đoạn tự nhiên trong vịng đời sản phẩm. Bằng việc phân tích q trình quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau, lý thuyết này cho thấy vai trò của các sáng chế, phát minh trong thuơng mại và đầu tư nước ngồi. Lý thuyết này có ưu điểm là đưa được nhiều nhân tố vào để lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển các hoạt động công nghiệp của các nước dẫn đầu về công nghệ, trước tiên là các nước “bắt chước sớm”, sau là đến các nước “bắt chước muộn”.
Xuất phát của lý thuyết này bắt nguồn từ hai ý tưởng rất đơn giản, đó là: Một là, mỗi sản phẩm từ khi xuất hiện đến khi bị đào thải đều có một vịng đời, và tùy vào sản phẩm mà vòng đời này ngắn hay dài. Hai là, các quốc gia có nền cơng
nghiệp phát triển thường nắm giữ những cơng ghệ độc quyền do có lợi thế về quy mơ và họ kiểm soát khâu nghiên cứu và triển khai.
Theo lý thuyết này, lúc đầu phần lới các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và sau đó được xuất khẩu đi các quốc gia khác. Nhưng khi sản phẩm mới được chấp nhận và xuất hiện rộng rãi trên thị trường thế giới thì ở các nước khác lại bắt đầu sản xuất những sản phẩm này. Kết quả rất có thể là sản phẩm được sản xuất ở nước khác sẽ được xuất khẩu trở lại ở nước phát minh ra nó. Cụ thể, vịng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh từ thị trường phát minh ra nó xem có thỏa mãn nhu cầu khách hàng khơng và được bán ở trong nước mục đích là để tối thiểu hóa chi phí. Lúc này, xuất khẩu khơng đáng kể. Chất lượng và độ tin cậy là những yếu tố thu hút người tiêu dùng chứ không phải là giá bán sản phẩm. Quy trình, quy mơ sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ.
Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu đối với sản phẩm trên thị trường trong và ngồi nước tăng, vì thế mà xuất khẩu cũng tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngồi nước xuất hiện vì thấy có thể tìm kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng theo thời gian, nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngồi tiếp tục gia tăng. Đến thời điểm này, xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy, nhà xưởng ở thị trường nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Lúc này, giá bán của sản phẩm chính là yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
Giai đoạn 3: Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường của sản phẩm ổn đinh, hàng hóa trở nên phổ biến, các doanh nghiệp chịu áp lực về việc phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để gia tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp ngày càng tàn khốc, các thị trường trong nước bị ngưng trệ, cần sử dụng lao động giá rẻ hơn. Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước có nguồn nhân lực giá rẻ hơn thông qua hoạt động FDI. Do sản phẩm trong nước khơng cịn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường thế giới nên nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước
(trong đó có nước phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm mà mình đã xuất khẩu trước đó. Những quốc gia này nên tập trung đầu tư cho những phát minh mới.
Hạn chế của lý thuyết này đó là đưa ra căn cứ chủ yếu vào tình hình thực tế của đầu tư trực tiếp nước ngồi của Mỹ vào giai đoạn 1950-1960, còn đầu tư của Châu Âu sang mỹ thì khơng thể lý giải được. Thêm vào đó, về bản chất của các phát minh, R.Vernon chưa phân biệt được sự khác nhau của các hình thức phát minh. R.Vernon chỉ xem xét một trường hợp duy nhất đó là sự thay đổi về cơng nghệ diễn ra đồng thời cả đối với quy trình của sản xuất và đặc điểm của sản phẩm. Trong các nghiên cứu sau đó, R.Vernon cho rằng thời gian khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới ở Mỹ đến khi nước ngoài bắt đầu quá trình sản xuất liên tục được rút ngắn trong giai đoạn 1945 – 1975. Ngày này, khoảng thời gian này của hầu hết các sản phẩm tin học là chưa đầy 5 năm, của hơn một nửa các sản phẩm trong ngành hóa học là 10 năm. Các yêu cầu về tiêu dùng và các vị trí của sản phẩm sẽ bị đe dọa bởi việc giảm thời gian của vòng đời và sự không ổn định sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Lý thuyết của Vernon gặp nhiều trở ngại trong việc lý giải sự di chuyển của một số hoạt động sản xuất như việc sản xuất các thiết bị sẽ bị phụ thuộc vào nhu cầu của các ngành sản xuất tiêu dùng có liên quan mà khơng phụ thuộc trực tiếp vào dung lượng thị trường này.