THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-
3.6. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-
Giang giai đoạn 2010-2021
3.6.1. Thành tựu
Qua phân tích thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang, có thể thấy, hoạt động thu hút FDI tại địa bàn đã đạt được một số thành tựu sau:
Thứ nhất, tỉnh Bắc Giang, với định hướng bám sát quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt đông xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải pháp tỉnh Bắc Giang thực hiện bao gồm việc xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư hàng năm; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt đông xúc tiến đầu tư, đánh giá tiềm năng, xu hướng đầu tư đến việc tổ chức xuc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, nguồn vốn FDI đang từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của tỉnh. Với vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành cơng nghiệp nói riêng, FDI đã góp phần phát triển các ngành cơng nghiệp và tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Nhiều dự án FDI đã hoàn thành
và đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là các lao động tại địa phương, cụ thể:
Năm 2010, các dự án FDI sử dụng 17.241 lao động, các dự án đầu tư trong nước sử dụng 47.746 lao động.
Năm 2015, các dự án FDI sử dụng 68.443 lao động, các dự án đầu tư trong nước sử dụng 64.138 lao động.
Năm 2021, các dự án FDI sử dụng 160.992 lao động, trong khi các dự án đầu tư trong nước sử dụng khoảng 112.932 lao động.
Đơn vị: người
Biểu đồ 3.11: So sánh việc sử dụng lao động của các dự án trong nước và dự án FDI giai đoạn 2010 - 2021
Nguồn: Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và BQL các KCN tỉnh
Như vậy, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có chiều hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn so với các dự án đầu tư trong nước. Điều này cũng phản ánh, các dự án FDI chủ yếu là các dự án gia công và lắp ráp sử dụng nhiều lao động.
(Chi tiết về giải quyết lao động của các dự án FDI qua các năm theo Bảng 11, phụ lục kèm theo)
Thứ ba, FDI góp phần làm tăng thu nhập bình qn của lao động. Cùng với việc giải quyết việc làm cho các lao động, các dự án đầu tư có vốn trực tiếp nước ngồi được thực hiện đã góp phần khơng nhỏ trong việc tăng thu nhập cho người lao động. Cùng với sự phát triển các dự án FDI thì thu nhập của người lao động cũng ngày càng được cải thiện.
Năm 2010 thu nhập bình quân lao động làm việc trong các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI đạt 1,54 triệu đồng/tháng. Năm 2015, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI đạt 5,58 triệu
đồng/tháng. Năm 2021, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI đạt 7,2 triệu đồng/tháng.
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Biểu đồ 3.12: Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các dự án đầu tư FDI giai đoạn 2010 – 2021.
Nguồn: Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và BQL các KCN tỉnh
Nhìn vào biểu đồ của thế thấy thu nhập bình quân của người lao động trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đều qua các năm. Năm 2015 thu nhập bình quân của người lao động tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 và trải qua hơn một thập kỷ thì tăng gấp 4,6 lần. Điều này cho thấy đời sống của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, chất lượng cuộc sống được nâng cao khi có các dự án FDI vào Việt Nam.
Thứ tư, FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng .Việc thu hút đầu tư các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã có tác động đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự trao đổi, liên kết các cơ hội kinh doanh; liên kết các cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước và các thành phần kinh tế khác giúp các doanh nghiệp trong nước, thành phần kinh tế trong tỉnh học hỏi được các kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp; tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế gới, như công nghệ của các nước thuộc khối G7, các nước OECD. Đồng thời, các dự án FDI cũng giúp các doanh nghiệp trong tỉnh và các thành phần kinh tế khác tự đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Các dự án FDI có nguồn gốc dây truyền nhập khẩu đa số đến từ Trung Quốc, chiếm 52% các dự án có sử dụng cơng nghệ. Các dây truyền sản xuất nhập khẩu từ
các nước phát triển như G7 chỉ chiếm 15%, còn lại là các nước OECD và các nước khác chiếm 33%. Chi tiết theo Biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.13: Cơ cấu nguồn gốc dây truyền nhập khẩu
Nguồn: Theo số liệu tính tốn của cục thống kê Bắc Giang
Về giải pháp công nghệ thông tin: Trong tổng số các doanh nghiệp FDI có 24,7% doanh nghiệp có ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào doanh nghiệp. Con số này chứng tỏ mức độ các doanh nghiệp FDI vẫn cịn có dư địa để tăng lên nhằm tăng cường năng lực sản xuất và năng suất lao động.
Thứ năm, nhờ có FDI, các doanh nghiệp trong nước được tạo động lực cạnh tranh nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa, cụ thể, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Bắc Giang đang từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, thông qua các doanh nghiệp FDI, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh.