- Khuyến khích các dự án áp dụng cơng nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa
a) Các dự án đầu tư FDI được xem xét chấp thuận khi đáp ứng các tiêu chí
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FD
nghiệp FDI
Lực lượng lao động của tỉnh hiện chủ yếu là đào tạo ở trình độ sơ cấp, chưa có độ chuyên sâu, chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua. Do đó, trong thời gian tới tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực, có chính sách việc làm, thu nhập và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài làm việc tại tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Phấn đấu đến hết năm 2025 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng có khả năng và tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng Đề án kết nối, thu hút nguồn lực người Bắc Giang ở nước ngoài về xây dựng quê hương.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, trong đó ưu tiên tăng cường cơng tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.
Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp. Rà soát quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, gắn quy hoạch phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa phương. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề;
Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với các doanh nghiệp; khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo trang bị cho
người lao động những kỹ năng mà doanh nghiệp cần đồng thời nâng cao năng lực cơng nghệ cho chính doanh nghiệp. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của tỉnh về phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề. Liên doanh, liên kết và có chính sách đặc thù đào tạo nghề với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… trên cơ sở xây dựng và đưa vào hoạt động trường, trung tâm đào tạo nghề, ngoại ngữ chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực và xuất khẩu lao động. Phối kết hợp các chương trình/dự án dạy nghề, trong đó ưu tiên dạy nghề điện tử, cơ khí, chế biến nơng sản, dệt may, da giầy… chất lượng cao cho thị trường lao động trong tỉnh, khu vực lớn (Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh).
Triển khai thực hiện Đề án phát triển trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; hợp tác, liên kết với các trường đại học để xây dựng các cơ sở mới tại tỉnh, trong đó chú trọng các trường kỹ thuật đào tạo kỹ sư phần mềm, công nghệ cao. Khuyến khích trường cao đằng nghề Việt – Hàn mở rộng quy mô cơ sở, số lượng sinh viên, phát triển chương trình đào tạo sang các lĩnh vực cơng nghệ mới của công nghiệp 4.0.
Nghiên cứu xây dựng Đề án về vấn đề việc làm trong bối cảnh CMCN 4.0 để nhận diện ra sự thay đổi, biến động của thị trường lao động.