- Khuyến khích các dự án áp dụng cơng nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa
a) Các dự án đầu tư FDI được xem xét chấp thuận khi đáp ứng các tiêu chí
4.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
4.2.3.1. Về cải cách thủ tục hành chính
Hằng năm, xây dựng kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang, đảm bảo tồn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Định kỳ hằng năm, tiến hành rà sốt, kiểm tra, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, hết hiệu lực, khơng cịn phù hợp để
kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh, bãi bỏ. Đồng thời, rà sốt, đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính (TTHC), loại bỏ các thủ tục rườm rà, thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai có nội dung trùng lặp thuộc thẩm quyền quản lý, giải quyết của tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bắc Giang, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã. Trong đó, tập trung trang bị thiết bị cơng nghệ hỗ trợ hoạt động; phát huy hiệu quả của phần mềm một cửa; cơng khai kết quả, quy trình giải quyết trên mạng Internet; đẩy nhanh chuyển đổi việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ cơng trực tuyến và dịch vụ bưu chính cơng ích. Triển khai có hiệu quả Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ngành dọc và cơ quan chuyên môn trong giải quyết TTHC. Triển khai phần mềm thực hiện TTHC liên thông tới cấp xã đối với lĩnh vực đất đai; quan tâm trang bị đầy đủ điều kiện vật chất, trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC làm việc tại bộ phận một cửa các cấp và tại các phòng, ban, đơn vị thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc với doanh nghiệp, người dân; ưu tiên bố trí cán bộ, CCVC có năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt, đồng thời, chú trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và quan tâm khi xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ, cơng chức đã có thời gian cơng tác tại bộ phận một cửa, hồn thành tốt nhiệm vụ, được doanh nghiệp, người dân ghi nhân, đánh giá tốt.
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện công khai số điện thoại của người có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp biết, liên hệ cơng tác và giám sát thực hiện. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các sở, ngành; hằng tháng, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh các đơn vị có nhiều hồ sơ trả lại, bổ sung, xin rút hoặc chậm, muộn. Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh phê bình, nhắc nhở các đơn vị thực hiện chậm trễ, có ý kiến phản
ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông của các sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
Nghiên cứu kết nối các phần mềm một cửa điện tử của tất cả các cơ quan từ tỉnh đến xã đảm bảo tính liên thơng trong giải quyết các thủ tục hành chính; triển khai xây dựng Dự án xây dựng khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, giải quyết tốt hơn các cơng việc có liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Định kỳ hằng năm thực hiện khảo sát, đánh giá của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tư, coi đó như một tiêu chí để đánh giá xếp loại người đứng đầu hằng năm. Có cơ chế giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước trong q trình giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tiếp tục triển khai thực hiện giải quyết TTHC theo nguyên tắc 5 tại chỗ “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả ngay” tại Trung tâm hành chính cơng tỉnh đối với một số lĩnh vực; tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phối hợp với Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, các cơ quan có liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện và thành phố (DDCI) hằng năm.
4.2.3.2. Về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ kết quả PCI cơng bố hằng năm thực hiện việc rà sốt tồn bộ các chỉ số thành phần của chỉ số PCI để có các giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, đặc biệt là các chỉ số có điểm số thấp hơn mức bình quân của cả nước và cải thiện điểm số của 04 chỉ số thành phần trọng số cao và trung bình có ảnh hưởng lớn đến tổng điểm PCI gồm: Tính minh bạch, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Chi phí khơng chính thức.
phải ý thức sâu sắc vai trị tiên phong trong cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh; năng động, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, nói đi đơi với làm; không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo niềm tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý địa phương. Đề cao trách nhiệm, sự quyết đoán, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chủ động phối hợp trong hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và đồng hành cùng doanh nghiệp; thấy được vai trò động lực và quan tâm hơn nữa phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện/thành phố phải thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để tạo thành một khối thống nhất trong thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư; nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện nghiêm túc quy định về việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp theo quy định; tạo điều kiện trong tiếp nhận và xử lý, bảo vệ người phản ánh, tố cáo.
Định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cơng chức, viên chức các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, UBND huyện/thành phố đảm nhiệm các lĩnh vực, ngành, nghề phải chuyển đổi theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, không phân biệt, đối xử và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính, chế độ chính sách, các nguồn lực, đất đai, tín dụng,
...Cơng khai các điều kiện và tiêu chí để mọi doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI) tiếp cận nguồn lực của nhà nước về vốn đầu
tư: Cơng khai về quy trình phân bổ vốn đầu tư phát triển, tính minh bạch trong bổ sung vốn đầu tư phát triển; thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, thanh tốn, quyết tốn các cơng trình; các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Các sở có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương xây dựng và thực hiện tốt các chương trình trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh; đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh ban hành. Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ. Tổ chức các lớp hướng dẫn, giới thiệu nội dung các văn bản Luật, các chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiệp cận các chế độ, chính sách của nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác thanh tra, kiểm tra. Tránh thanh tra chồng chéo, kéo dài thời gian thanh tra. Không thanh tra doanh nghiệp quá 1 lần mỗi năm theo chỉ thị 20/CT-TTg ngày 19/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ.