Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-

3.3.4. Về nguồn nhân lực

-Điểm mạnh:

Bắc Giang có nguồn dân số dồi dào so với các địa phương lân cận, đây là một lợi thế phục vụ phát triển kinh tế. Đến năm 2021 dân số của tỉnh là 1.841 nghìn người (đứng thứ 12 cả nước) trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 1.151 nghìn người (chiếm 62,5% dân số) là nguồn bổ sung lực lượng lao động quan trọng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngồi ra, Bắc Giang có cơ cấu dân số trẻ, kỳ vọng sẽ hấp thụ tốt sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật.

Chất lượng lao động của tỉnh đang có chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực. Tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2021 đạt 70,0%, tăng 36,5% so với năm 2010, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 18,6%.

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, là điều kiện quan trọng để tăng thu nhập cho người

lao động, góp phần chuyển đổi mơ hình nền kinh tế của tỉnh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Đến hết măm 2021, lao động làm việc trong ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 418,5 nghìn người (chiếm 38,1% giảm 29,2% so với năm 2010); trong ngành Công nghiệp - xây dựng là 412,4 nghìn người (chiếm 37,5% tăng 20,5% so với năm 2010), trong ngành Dịch vụ là 268,3 nghìn người (chiếm 24,4% tăng 8,8% so với năm 2010).

Hệ thống các trường đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tăng cả về số lượng, quy mơ học sinh, chất lượng và hình thức đào tạo. Mạng lưới và quy mơ các cơ sở dạy nghề tiếp tục được phát triển theo hướng xã hội hóa. Năm 1998, tồn tỉnh có 08 cơ sở dạy nghề, khơng có cơ sở nào đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, đến nay đã có 44 đơn vị (tính đến năm 2020), trong đó có 01 Trường Cao đẳng do Bộ, Ngành trung ương quản lý và 43 cơ sở giáo dục nghề nghiệp do địa phương quản lý (trong đó có 17 đơn vị cơng lập). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tham gia vào q trình đào tạo nghề, bước đầu đã có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

-Điểm yếu:

Với quy mô dân số tương đối lớn với dân số trẻ, chất lượng giáo dục phổ thông được đánh giá là tốt song hai yếu tố này vẫn không tạo ra được một lực lượng lao động trình độ có kỹ năng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Bắc Giang còn thấp so với các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh (73,5%). Nguồn nhân lực thiếu kỹ năng là một trong những điểm yếu của tỉnh.

Chất lượng đào tạo nghề là một vấn đề cần phải được đánh giá và địi hỏi phải có giải pháp thấu đáo khi chỉ có 50% được hỏi có đánh giá giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt. Chất lượng đào tạo nghề của Bắc Giang chưa cao do quy mô đào tạo ở từng cơ sở dạy nghề còn thấp, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, chủ yếu là cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp, quy mơ đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề cịn chiếm tỷ lệ thấp.

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới tình trạng lao động sau khi được đào tạo nghề nhưng không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp và phải đào tạo lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w