c. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
2.2.1. Lý thuyết về lợi thế sở hữu (Stephen Hyme r Mỹ)
Stephen Hymer đã khởi xướng lý thuyết này, đây là nỗ lực đầu tiên khi đưa ra một lý thuyết độc lập nhằm mục đích giải thích xu hướng đầu tư quốc tế. Tác giả của lý thuyết này đã đưa ra quan điểm của mình xuất phát từ các quốc gia có nền kinh tế cơng nghiệp và khẳng định rằng một doanh nghiệp muốn tham gia vào quá trình sản xuất, vượt qua rào cản quốc tế thì doanh nghiệp đó phải có lợi thế độc quyền (Mahoney và cộng sự, 2001)
Theo Hymer (1960), có hai nhân tố quan trọng để một cơng ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Một là cơng ty này phải trang bị cho mình những lợi thế cạnh tranh như: lợi thế kinh tế theo quy mô (economics of scale), lợi thế về các công nghệ hiện đại, các kiến thức về tài chính, quản trị hoặc marketing cao cấp (Ball và
cộng sự, 2008), lợi thế khác biệt sản phẩm (product differentiation). Chính bởi việc sở hữu những lợi thế cạnh tranh này mà các doanh nghiệp đa quốc gia có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn cũng như những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư ở một quốc gia hay một địa phương khác. Hymer (1960) cũng đề cập đến việc các cơng ty có thể “bán” những lợi thế mà họ sở hữu thông qua việc cấp giấy phép (licensing). Tuy nhiên, việc cấp giấy phép thường mang lại lợi nhuận ít hơn cho các doanh nghiệp so với việc sản xuất kinh doanh trực tiếp, cũng như liên quan tới những rủi ro về việc kiểm soát chất lượng.
Nhân tố thứ hai để công ty đầu tư ở một quốc gia hay một địa phương khác là vượt qua những rào cản trên thị trường quốc tế. Nếu đối thủ cạnh trạnh của công ty đã được thành lập ở thị trường nước ngoài hoặc cố xâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp đa quốc gia này có thể hợp tác với đối thủ cạnh tranh để phân chia thị trường hoặc có thể trực tiếp kiểm sốt quy trình sản xuất ở thị trường nước ngồi. Thơng điệp của lý thuyết này cho thấy để hoạt động đầu tư nước ngồi được tiến hành thì thị trường phải là thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo và tạo ra cả những lợi thế và bất lợi cho công ty. Việc đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần giúp doanh nghiệp loại bỏ các rào cản, giúp giảm sự cạnh tranh và có thể khai thác lợi tế của thị trường nước ngồi. (Ietto – Gillies, 2005).
Đã có nhiều những nghiên cứu khác phát triển dựa trên lý thuyết của Hymer như: Caves (1971), Knickerbocker (1973), Dunning (1977) và Sugden (1987). Nghiên cứu của Caves (1971) đã thể hiện quan điểm ủng hộ lý thuyết của Hymer rằng các cơng ty cần có những lợi thế sở hữu để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ tại nước sở tại. Caves (1971) cũng cho rằng sự khác biệt về sản phẩm là một lợi thế thiết yếu để cạnh tranh. Nhờ có những bước cải tiến về cơng nghệ và kiến thức tiên tiến về sản xuất đã cho phép doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác biệt, và giúp cơng ty có thể nâng cao sức cạnh tranh và có thể kiểm sốt giá bán. Nghiên cứu của Caves (1971) còn cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn được ưu thích hơn so với các hoạt động khác như cấp giấy phép hay xuất khẩu nếu kiến thức của công ty được dùng để sản xuất sản phẩm khác biệt thay vì sử dụng kỹ
năng điều hành, quản lý.
Lý thuyết của Hymer cũng được mở rộng bởi nghiên cứu của Knickerbocker (1973). Với việc nghiên cứu hành vi của 187 doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ đã đầu tư ở 23 quốc gia trong giai đoạn 1948 – 1967, Knickerbocker đã đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp đa quốc gia này hoạt động rất năng nổ ở thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo, và hoạt động đầu tư FDI xảy ra là do họ vận dụng chiến lược “theo sau người dẫn đầu” (Faeth, 2005). Khi một doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp khác trong ngành khác cũng sẽ theo sau.
Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết sở hữu của Hymer là không đề cập tới các ảnh hưởng của những khía cạnh chính trị, xã hội của dịng vốn FDI (Dunning & Rugman, 1985) và khơng đưa ra được những hàm ý về chính sách với dịng vốn FDI đối với các quốc gia hay địa phương đang phát triển. Bên cạnh đó, lý thuyết này chỉ tập trung vào những lợi thế của các doanh nghiệp đa quốc gia mà chưa đề cập đến những nhân tố thuộc về vị trí địa lý của nước hay địa phương tiếp nhận đầu tư.